Categories: Tin tức

Nam bệnh nhân có khối u hiếm gặp ở dạ dày

Bệnh nhân 56 tuổi bị u mô đệm đường tiêu hóa ở dạ dày, loại u hiếm gặp, một triệu người mới có khoảng 10 người mắc.

Bệnh nhân Lỗ Văn Đang (56 tuổi) đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với các biểu hiện bất thường như tức bụng, rối loạn tiêu hóa.

Bác sĩ chỉ định chụp cắt lớp ổ bụng, chụp cắt lớp lồng ngực, nội soi tiêu hóa và làm các xét nghiệm sinh hóa huyết học khác. Kết quả cho thấy bệnh nhân mắc u mô đệm đường tiêu hóa ở dạ dày. Khối u kích thước khá lớn (6cm) và có biểu hiện xâm nhập vào rốn lách, đuôi tụy.

Hầu hết các khối u mô đệm đường tiêu hóa xuất hiện ở dạ dày.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Phạm Quang Hà – Trưởng khoa ngoại, Bệnh viện Thu Cúc, u mô đệm đường tiêu hóa hay còn gọi là u Gist, hiếm gặp và khác biệt so với các loại ung thư khác. Ung thư thông thường xuất phát từ lớp bề mặt hoặc mô biểu bì có chức năng bao bọc cơ quan nội tạng. Trong khi đó, u mô đệm đường tiêu hóa phát triển từ các mô hỗ trợ hoặc liên kết như cơ, mỡ, dây thần kinh, mạch máu, xương và sụn.

Hầu hết các khối u mô đệm đường tiêu hóa xuất hiện ở dạ dày, có thể là lành tính hoặc ác tính. Bệnh nhân thường có triệu chứng đau hoặc khó chịu bụng; buồn nôn và ói mửa; mệt mỏi, suy nhược; đau hoặc gặp khó khăn khi nuốt; sờ thấy khối u ở bụng… Các triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn với bệnh lý khác nếu bác sĩ chuẩn đoán không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Ca phẫu thuật u mô đệm đường tiêu hóa ở dạ dày kết thúc thuận lợi sau 2 tiếng.

Sau kiểm tra, các bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc cùng một số giáo sư đầu ngành về phẫu thuật tiêu hóa tiến hành hội chẩn kỹ lưỡng, lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất với người bệnh. Các phương án đưa ra gồm cắt toàn bộ dạ dày để loại bỏ hoàn toàn khối u, hoặc cắt toàn bộ dạ dày kèm theo cắt lá lách và đuôi tụy.

Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, sau khi thâm nhập lách, một phần rốn lách, tụy và tiến hành đánh giá, êkíp phẫu thuật quyết định phẫu tích bảo tồn lách, tụy và các tạng khác, giải phóng phần dạ dày lật phía sau và cắt bỏ khối u. Nhờ vậy, khối u được xử lý triệt để mà các cơ quan khác không bị tổn thương, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Sau 2 tiếng căng thẳng, ca phẫu thuật kết thúc thành công, tình trạng người bệnh ổn định. Hai ngày sau phẫu thuật, người bệnh đã có thể ngồi dậy, bụng hết đau, vết mổ liền tốt và tâm trạng bệnh nhân tích cực trở lại.

Theo bác sĩ, u mô đệm đường tiêu hóa xảy ra chủ yếu ở người 40-60 tuổi nhưng cũng có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nam mắc nhiều hơn nữ giới. Nếu có dấu hiệu đau bụng; xuất huyết tiêu hóa; nuốt vướng; buồn nôn hoặc nôn; tắc ruột; sờ thấy khối u ở vùng bụng; thủng ruột gây viêm phúc mạc; chán ăn, sụt cân… thì nên thăm khám ngay. Bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

An San

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

5 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago