Categories: Nuôi dạy trẻ

Nắm bắt giai đoạn vàng phát triển trí thông minh cho trẻ

Theo PGS, TS, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục, phát triển tiềm năng con người Việt Nam (IPD), điểm mấu chốt trong việc nuôi dạy trẻ thông minh là bắt đầu giáo dục sớm cho trẻ ngay từ những năm đầu đời.

Trong đó chú trọng phát triển toàn diện 4 khía cạnh then chốt: trí não, tầm vóc, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch.

Vừa qua, PGS. TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh đã thực hiện 2 buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề phát triển trí thông minh đa diện cho trẻ em và đã thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo các bậc phụ huynh.

Theo ông, một tín hiệu đáng mừng là nhiều cha mẹ đã bắt đầu có biểu hiện chú trọng hơn trong việc nuôi dạy con cái theo phương pháp hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn một số người chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của việc giáo dục sớm, nhất là ở giai đoạn vàng để phát triển trí thông minh của trẻ.

Đừng bỏ lỡ giai đoạn vàng để phát triển trí thông minh ở trẻ.Cụ thể của việc giáo dục sớm và giai đoạn vàng này là như thế nào. Mục đích để làm gì thưa PGS. TS? Giáo dục sớm để phát triển trí thông minh ở trẻ phải bắt đầu từ khi còn là thai nhi, sơ sinh đến 6 tuổi. Đó là giai đoạn vàng của một đời người vì trẻ đang phát triển với tốc độ nhanh về thể lực và trí lực. Mục đích của việc giáo dục sớm là giúp phát triển não bộ, chủ yếu ở giai đoạn này là não phải, làm cho trẻ phát triển hài hòa, hoàn thiện cả 2 bán cầu đại não và khai mở tiềm năng các loại hình trí thông minh mà trẻ có khả năng nổi trội. Nếu bỏ qua giai đoạn này sẽ khiến trẻ lãng phí mất thời gian quý giá để có thể phát triển nổi trội các loại hình thông minh mà trẻ sẵn có ngay từ khi còn nhỏ. PGS. TS. Có nhắc đến loại hình trí thông minh trẻ sở hữu, phải chăng trí thông minh có nhiều loại và có hình thái riêng? Đúng vậy. Theo thuyết trí thông minh đa diện, con người không chỉ có một mà có thể có đến 8 loại hình thông minh, với nhiều sự kết hợp khác nhau, đó là: thông minh logic/toán học, thông minh ngôn ngữ, thông minh không gian/thị giác, thông minh âm nhạc/nhịp điệu/tiết tấu, thông minh vận động cơ thể, thông minh tương tác/xã hội, thông minh nhận thức bản thân, thông minh tự nhiên.

Thuyết trí Thông minh đa diện này do giáo sư đại học Harvard Howard Garner trình bày vào năm 1983 và được phát triển và phổ biến rộng rãi bởi tiến sĩ Thomas Armstrong, Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển Tiềm năng Con người Hoa Kỳ.Học thyết này đã được công nhận và áp dụng trên 128 nước trên thế giới. Trí thông minh đa diện cần được phát hiện sớm để có thể hỗ trợ và bồi dưỡng cho trẻ, giúp bé phát triển đúng hướng. Thưa PGS. TS., vậy làm thế nào để nhận diện loại hình trí thông minh trẻ sở hữu? Khi sinh ra, trẻ nào cũng sẽ có 8 loại hình thông minh. Có điều, mỗi đứa trẻ sẽ nổi trội ở những loại hình thông minh khác nhau. Cha mẹ có thể bước đầu nhận biết những loại hình trí thông minh trẻ nổi trội thông qua việc quan sát, tương tác cùng con hàng ngày.

Chỉ có hiểu rõ thiên hướng của con thì cha mẹ mới có thể đưa ra những phương pháp hỗ trợ con phát triển. Đồng thời, cha mẹ cần trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng cơ bản về thuyết Trí thông minh đa diện. Có một số ý kiến cho rằng, dù phát hiện sớm con mình có những biểu hiện của một loại hình thông minh nhất định nhưng bé cũng cần phải giỏi toán, văn trong nhà trường sau này. PGS.TS nghĩ sao về điều này? Việc cha mẹ phát hiện ra con có biểu hiện thông minh nổi trội ở một loại hình thông minh nào đó là rất tốt. Tuy nhiên, tại sao cha mẹ lại nghĩ nếu con phát triển có năng khiếu nghệ thuật thì sẽ không học văn hóa giỏi? Trên thực tế, phát triển loại hình thông minh nổi trội ở trẻ sẽ kéo theo những loại hình thông minh còn hạn chế một cách tự nhiên.

Trước tiên, trong giai đoạn vàng, nên cho trẻ tự do phát triển những gì trẻ hứng thú, say mê. Sau đó sẽ dùng những biện pháp thích hợp để tác động giúp bé phát triển những loại hình thông minh còn lại như logic/toán học và ngôn ngữ… Tuy nhiên, Cha mẹ cũng không nên tạo áp lực không cần thiết hay gò ép quá mức đối với trẻ. Vậy, với một số ông bố bà mẹ lại muốn con mình biết đàn, biết múa, trong khi cháu chỉ thích bơi lội hay chơi cờ thì PGS.TS có lời khuyên nào dành cho họ không? Cha mẹ có ý thức muốn phát triển đa diện cho trẻ như vậy là rất đáng quý. Trong trường hợp bạn ví dụ, học múa sẽ giúp kích thích phát triển trí thông minh vận động ở trẻ. Điều này cũng hoàn toàn có thể làm được nếu họ cho trẻ bơi lội.

Còn việc tập đàn hay chơi cờ, cha mẹ nên chú ý quan sát tính tình cũng như sở thích của cháu. Nếu cho tập đàn thử một vài buổi mà cháu không tỏ ra có hứng thú thì cũng nên xem xét lại xem mình “đầu tư” như vậy đã đúng hướng chưa. Có người còn cho rằng, thông minh là tố chất bẩm sinh, di truyền, vậy làm sao có thể tác động để phát triển thưa PGS. TS.? Thật ra, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ là di truyền, dinh dưỡng và phương pháp giáo dục. Trong khi di truyền là yếu tố khó can thiệp được thì cha mẹ cần quan tâm áp dụng chế độ dinh dưỡng đúng đắn và phương pháp giáo dục thích hợp ngay từ những năm đầu đời để giúp kích thích sự phát triển trí thông minh của con.

Cần nói thêm là trong 6 năm đầu đời, trẻ cần phát triển cả 4 khía cạnh then chốt: trí não, hệ tiêu hóa, tầm vóc, hệ miễn dịch.

Xin cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago