Trường đại học Y khoa Hoa kỳ (ACP) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã phát hành một bản hướng dẫn cụ thể đối với việc sử dụng các loại kháng sinh ở những bệnh nhân trưởng thành bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (ARTIs).
Tác giả của nghiên cứu này, tiến sỹ Aaron Harris, cho biết các bác sỹ kê đơn nên áp dụng những tiêu chuẩn khắt khe để xác định khi nào thuốc kháng sinh là cần thiết đối với bệnh nhân. Cụ thể, trừ khi bệnh nhân đã được chẩn đoán là bị viêm họng liên cầu khuẩn hoặc bị viêm xoang cấp do vi khuẩn thì những trường hợp liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm phế quản cấp tính, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm mũi xoang và cảm cúm thì kháng sinh nên được sử dụng một cách hạn chế đối với bệnh nhân ở tuổi trưởng thành.
Phía CDC cũng cho biết một nửa số thuốc kháng sinh dành cho bệnh nhân ngoại trú hiện nay là không cần thiết và không phù hợp. Các chuyên gia của cơ quan này khuyến cáo rằng việc lạm dụng kháng sinh mọi lúc mọi nơi như hiện nay sẽ dẫn đến việc các tác nhân gây bệnh sẽ chuyển qua trạng thái nhờn thuốc, điều này hết sức nguy hiểm khi nó đã dẫn tới hơn 2 triệu trường hợp kháng kháng sinh cùng với con số hơn 23.000 người tử vong mỗi năm.
Thậm chí, tiến sỹ Harris còn nhấn mạnh rằng cứ 5 bệnh nhân đến hỏi ý kiến bác sỹ về các tác dụng phụ của thuốc thì có 1 người đặt câu hỏi về những triệu chứng liên quan đến việc nhờn kháng sinh. Ngoài ra, ông cũng cho biết lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn tới một số triệu chứng bất thường khác như dị ứng, tiêu chảy do trực khuẩn Clostridium difficile, nhiễm trùng liên quan đến các tác nhân nhờn thuốc. Và những hệ quả này khiến cho chi phí chăm sóc sức khỏe của người dân Mỹ bị tăng thêm 30 tỷ USD mỗi năm.
Trong bản hướng dẫn này, các bác sỹ đã được khuyến cáo là tuân theo 4 chỉ dẫn chăm sóc bệnh nhân liên quan đến những triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (ARTIs):
+ Đối với bệnh nhân viêm phế quản: Không được phép thử nghiệm hoặc điều trị bằng kháng sinh trừ khi có nghi vấn liên quan đến bệnh viêm phổi. Các bác sỹ có thể sử dụng những dược phẩm như thuốc chữa ho, thuốc thông mũi, thuốc chống dị ứng mũi.
+ Đối với bệnh nhân được nghi ngờ mắc liên cầu khuẩn nhóm A: Bệnh nhân có triệu chứng như sốt kéo dài, viêm hạch ở cổ họng, có đờm trong họng và được xác định là bị viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A mới được phép sử dụng kháng sinh để điều trị. Bên cạnh đó, những người bị viêm họng thì bác sỹ nên khuyến cáo sử dụng một số loại thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen…
+ Đối với bệnh nhân bị viêm mũi xoang: Các bác sĩ nên dùng kháng sinh đối với bệnh nhân có những triệu chứng kéo dài trên 10 ngày và bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, hoặc dành cho các bệnh nhân bị sốt rất cao trên 39 độ C và xuất hiện nhiều mủ từ mũi, hoặc bị đau mặt trong 3 ngày liên tiếp , hoặc xuất hiện triệu chứng xấu đi của căn bệnh do virus thông thường sau khi đã kéo dài 5 ngày và bắt đầu có dấu hiệu cải thiện.
+ Đối với bệnh nhân mắc cảm cúm thông thường: Không được kê đơn kháng sinh đối với cảm cúm thông thường. Giải thích cho bệnh nhân rằng các triệu chứng cảm cúm có thể kéo dài đến 2 tuần và việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu triệu chứng kéo dài quá lâu thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất đề được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tham khảo Medspace
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…