Trong đường ruột có chứa hàng tỷ vi khuẩn: 85% là lợi khuẩn (probiotics) và 15% là hại khuẩn. Nếu sự cân bằng này mất đi, tỷ lệ hại khuẩn gia tăng thì cơ thể sẽ suy yếu về khả năng miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc một số bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là các bệnh về hệ tiêu hóa.
BS. Whitney P. Bowe tới từ Trug tâm Y tế Mt. Sinai thuộc Đại học Icahn (New York, Mỹ) cho hay, rối loạn tiêu hóa có thể gây ra viêm, đó là do mối liên hệ giữa “ruột – não – da”.
Theo đó, căng thẳng cùng với chế độ ăn ít chất xơ hay chế độ ăn uống không khoa học hoặc bệnh tật, có thể gây mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột, từ đó gây rò rỉ ruột – sự gia tăng tính thấm của lớp niêm mạc ruột non tại những chỗ bị viêm gây kích thích các phản ứng quá mẫn đối với thức ăn và hệ tiêu hóa, làm cho các phân tử thức ăn lớn, nội độc tố và kháng nguyên vào thẳng mạch máu và gan. Những độc tố này sẽ khiến da bị viêm, tạo thành mụn trứng cá.
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ tiêu hóa, từ đó giúp làn da mịn màng, khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy, để bảo vệ hệ tiêu hóa, đồng thời chăm sóc làn da đúng cách, hãy tránh ăn thực phẩm có đường hoặc chỉ số đường huyết cao như nước ngọt, bánh mì, sữa, nấm men và thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, nên ăn chất béo lành mạnh, thực phẩm ít đường, thực phẩm giàu chất xơ lành mạnh như: Dầu olive, các loại đậu, hầu hết các loại rau củ, trái cây… để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giúp các các enzyme tiêu hóa hoạt động tốt và cân bằng vi khuẩn đường ruột.
Theo TS.BS Nguyễn Hữu Toản – Nguyên trưởng Khoa dinh dưỡng và Lâm sàng Bệnh viện Chợ Rẫy, bạn nên chọn các nguồn cung cấp lợi khuẩn từ thực phẩm tự nhiên để vừa giảm khả năng lợi khuẩn bị tiêu diệt trong quá trình tiêu hóa, vừa bổ sung được thêm các dưỡng chất cho cơ thể. Trên quan điểm này, khoảng 2 hộp sữa chua mỗi ngày sau các bữa ăn là lựa chọn hợp lý. Bên cạnh đó, nếu thấy cần thiết, bạn có thể tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế để sử dụng men vi sinh probiotics dưới dạng như cốm, viên nén, thực phẩm có bổ sung probiotics…
Chọn sản phẩm bổ sung probiotics nào?
Nên mua những loại sản phẩm có bổ sung những vi khuẩn probiotics như: Lactobacillus bulgaricus, Streptococcus thermophilus, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus casei và Bifidus…
Lisa Ganjhu – Bác sỹ chuyên khoa ruột và dạ dày tại Trung tâm Y tế Langone Đại học New York Mỹ cho biết, bổ sung probiotics dạng bột, lỏng không tốt bằng dạng viên nang. Bởi lẽ, viên nang dễ bảo quản hơn và đảm bảo về mặt hàm lượng chính xác hơn. Khi bạn chọn mua các sản phẩm bổ sung, nên chọn loại nào cung cấp nồng độ lợi khuẩn cao, tốt nhất là đạt mức 108CFU/gr sản phẩm (tương đương với 100 triệu vi khuẩn/gr).
Biết Tuốt H+ (Theo Livestrong)
Nguồn: Health+
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…