Hầu hết bọn trẻ đều rất ghét việc liên tục bị bảo “không làm cái này, cái kia” và đương nhiên, mẹ có nói cũng chẳng tác dụng gì.
Nhiều chuyên gia tin rằng nói “Không” quá nhiều với trẻ sẽ làm nảy sinh lòng căm ghét trong trẻ cũng như tạo mầm mống cho sự nổi loạn sau này. Thay vì thế, các mẹ có thể dùng những câu ngắn gọn, rõ ràng để giải thích cho con mình hiểu tại sao không nên làm điều gì đó. Hãy thử 10 câu ngắn dưới đây thay vì nói “Không” nhé.
1. “Mẹ biết con thích ăn kem, nhưng ăn nhiều quá không tốt”
Bố mẹ còn có thể từ chối đòi hỏi ăn những đồ ăn vặt không tốt như kẹo hay kem của con bằng việc “dụ” bé ăn những thức ăn lành mạnh hơn như sữa chua. Tránh kiểu hứa hẹn “để mai rồi lại ăn”. Trẻ nhỏ đang tuổi tập đi không nhận thức được thời gian nên chúng không hiểu rõ những câu hứa hẹn đó. Bố mẹ phải thật bình tĩnh, cương quyết nhưng cũng thật mềm dẻo vì thường trẻ muốn ăn thứ gì là chỉ thích thứ đó bằng được.
2. “Đồ ăn để chơi, không phải để nghịch”
Trẻ nhỏ hay chơi đùa với thức ăn vì chúng có thể biếng ăn hoặc vẫn no từ bữa trước. Thay vì quát mắng, hãy giải thích nhẹ nhàng tại sao bé không được vứt thức ăn vương vãi. Tương tự “Giường để ngủ, không phải để nhảy.” Đừng quên khen ngợi khi bé có ứng xử tốt.
3. “Mẹ chơi cùng con nhé.”
Nếu thấy bé đang hất tung đống đồ chơi linh tinh trên sàn nhà, đừng vội bảo “Không được làm thế.” Hầu hết bọn trẻ rất ghét việc bị bảo phải làm gì. Hãy hỏi bé liệu mẹ có thể tham gia cùng không và dạy bé cách làm mẫu để bé học theo.
4. “Cây cũng đau như người ấy. Nhẹ nhàng thôi con.”
Bạn bắt gặp bé đang túm đuôi con mèo hay bứt lá ở chậu cây cảnh, hãy chỉ cho bé thấy đó đều là sinh vật sống như người cả. “Cây cối (con vật) cũng cần phải lớn. Con làm vậy là làm đau nó.” Cần để cho trẻ nhận ra được sự cần thiết của việc đối xử tốt với thiên nhiên.
5. “Con khóc như thế mẹ không nghe thấy gì cả. Nói giọng bình thường mẹ nghe xem nào.”
Tránh lúc con gào khóc, mẹ cũng gào theo “Đừng có khóc nữa.” Hãy bình tĩnh thuyết phục trẻ nói bằng giọng bình thường. Khi mẹ bình tĩnh thì bé cũng sẽ bình tĩnh theo.
6. “Đưa mẹ cái IPhone được không? Con chơi cái này nhé.”
Thay thế hành động này bằng hành động khác của trẻ nhỏ vẫn dễ dàng hơn là ngăn chúng dừng lại hẳn.
7. “Nguy hiểm!”, “Nóng!”, “Giật!”
Đôi khi, trong một số trường hợp (trẻ nghịch dây điện, sờ phích nước nóng,…)“Không” không đủ để diễn tả đủ mức độ nghiêm trọng của tình hình. Thay vì thế, hãy dùng những tính từ và động từ mạnh để thể hiện sự cấp bách. Đi kèm với việc này là lên cao giọng, thể hiện sự sợ hãi và nắm lấy tay trẻ sẽ khiến trẻ nhận ra điều mà chúng làm là nguy hiểm và không được phép.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…