Categories: Tin tức

Mùa hè bị muỗi đốt thật khó chịu, học ngay tuyệt chiêu này, chỉ 10 giây vừa hết ngứa vừa không để lại nốt

Mùa hè ngoài thời tiết nóng nực thì bị muỗi đốt thật khó chịu, đặc biệt là ở các vị trí nhạy cảm như lòng bàn chân. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số cách giúp bạn nhanh chóng hết ngứa và không để lại vết muỗi đốt trên da.

1. Muối

Đây là loại gia vị thường dùng trong mỗi gia đình, muối không chỉ có tác dụng kháng viêm mà còn có thể trị ngứa hiệu quả. Cho muối ăn hòa với nước rồi bôi lên chỗ muỗi đốt, sau 10 giây lập tức không ngứa nữa, hiệu quả bất ngờ!

2. Soda

Dùng một thìa soda hòa với nước, sau đó nhẹ nhàng bôi lên vùng muỗi đốt, rồi rửa sạch, lập tức có thể loại bỏ cảm giác ngứa do muỗi cắn. Vì soda là hợp chất có tính kiềm nên có khả năng trung hòa với axit formic do muỗi cắn tạo ra.

3. Xà phòng

Nếu trong nhà không có nước hoa thì có thể bôi xà phòng hoặc nước xà phòng lên vết muỗi cắn. Trong xà phòng có sodium, có tính kiềm, có thể giải tỏa và trung hòa axit formic do muỗi cắn nên đương nhiên có thể giúp ngưng ngứa.

4. Chanh

Khi bị muỗi đốt có thể dùng chanh hoặc các loại hoa quả có tính axit khác nhẹ nhàng bôi lên vùng muỗi cắn, axit trong chanh có thể tạo ra phản ứng hóa học ở vùng muỗi đốt, có tác dụng khá tốt trong việc giảm ngứa.

5. Lô hội

Lô hội cũng có tác dụng tiêu viêm và tiêu diệt vi khuẩn, khi bôi gel lô hội hoặc tách trực tiếp lô hội rồi bôi lên vùng muỗi đốt sẽ có tác dụng giảm ngứa.

6. Kem đánh răng

Trong kem đánh răng có tính kiềm, hơn nữa còn có một lượng bạc hà nhất định, là một chất gây tê cục bộ, có thể giảm nhanh vùng bị viêm hay ngứa.

Bóp một ít kem đánh răng lên tay đã rửa sạch, rồi bôi lên vùng muỗi đốt, từ đó giảm ngứa tức thì do bị muỗi đốt.

7. Vỏ chuối

Vỏ chuối cũng có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau, điều trị chứng viêm, làm dịu axit formic, khống chế vi khuẩn sinh sôi.

Phương pháp sử dụng cũng khá đơn giản, chỉ cần cắt vỏ chuối thành những đoạn nhỏ, sau đó đắp lên vùng ngứa là được.

8. Tỏi

Tỏi cắt lát rồi đặt lên vùng muỗi đốt có thể làm dịu vết muỗi cắn, còn có tác dụng tiêu phù, hơn thế mùi của tỏi còn có tác dụng ngăn ngừa muỗi tiếp tục cắn!

9. Ấn

Khi bị muỗi cắn, chúng ta thường hay gãi cho đỡ ngứa, nhưng cách này rất dễ làm tổn thương da, từ đó vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào hơn, khiến bệnh càng nghiệm trọng hơn. Để hết ngứa còn có cách khác hay hơn!

Chỉ cần ấn vào chỗ muỗi đốt, dùng tay ấn khoảng 5 phút, như vậy là có thể khống chế ngứa!

Dùng móng tay ấn thành chữ thập, như vậy cũng giúp phân giải protein và axit formic, từ đó làm chỗ ngứa dịu đi.

Video: Chàng trai chân phù to như cột đình chỉ vì vết muỗi cắn

Bích Phượng 

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago