Categories: Tin tức y học

Một số thuốc thường dùng trong đau bụng kinh

Một số người khi hành kinh thường bị đau, có khi đau dữ dội. Khi đau không đi khám được, khi đi khám lại thường không có cơn đau, do đó phần lớn cố chịu đựng hoặc tự mua thuốc dùng. Một số thuốc thường dùng trong trường hợp này:

Một số người khi hành kinh thường bị đau, có khi đau dữ dội. Khi đau không đi khám được, khi đi khám lại thường không có cơn đau, do đó phần lớn cố chịu đựng hoặc tự mua thuốc dùng. Một số thuốc thường dùng trong trường hợp này:

Cataflam: Là muối natri của diclofenac, một dạng thuốc giảm đau không steroid, được dùng trong nhiều trường hợp giảm đau trong đó có đau khi hành kinh, viêm phần phụ trong phụ khoa. Với dạng thuốc viên uống, nếu dùng liều cao và dài ngày thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như gây loét đường tiêu hóa, gia tăng men gan, làm giảm chức năng thận. Khi dùng ở liều điều trị có thể thấy buồn nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị nhưng thường nhẹ, tự mất đi. Tránh dùng chung với các thuốc chống viêm không steroid khác (như aspirin), thuốc chống đông máu (heparin, ticlopidin). Không được dùng cho người viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển, người bị bệnh hen, người suy gan thận nặng, người có mẫn cảm với thuốc.

Có thể chườm nóng để giảm đau bụng kinh.

Mefenamic acid: Là một loại thuốc giảm đau không steroid. Trong đau bụng kinh cũng thường dùng thuốc uống, nhưng không dùng kéo dài quá 7 ngày. Với liều điều trị thuốc có thể gây buồn ngủ chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết nhưng hiếm gặp. Dùng thận trọng khi cơ thể mất nước, bị động kinh, không dùng cùng với thuốc chống đông (curamin), các thuốc giảm đau không steroid khác (như aspirin). Không được dùng cho người viêm loét dạ dày đang tiến triển, người bị hen, người có thai, người mẫn cảm với thuốc

Hyoscinum: Là thuốc chống co thắt có tác dụng gây giãn cơ. Cơ chế là làm liệt giao cảm, được dùng trong các trường hợp đau do co thắt trong đó có đau khi hành kinh.Thuốc có thể gây khô miệng, tim đập nhanh, bí tiểu tiện, dị ứng da nhưng nhẹ và hiếm gặp. Không dùng cho người glaucom, người rối loạn niệu đạo tiền liệt tuyến, người hẹp môn vị.

Alverine: Là thuốc chống co thắt có tác dụng hướng cơ. Cơ chế là làm hủy co thắt sinh ra do acetylcholine, được dùng giảm đau trong các trường hợp đau do co thắt trong đó có đau khi hành kinh. Trong đau bụng kinh, thường dùng thuốc uống. Không dùng cho người huyết áp thấp.

Tất cả các loại thuốc trên đều có dạng thuốc đạn, có thể dùng khi cần giảm đau nhanh với liều thấp hơn (khoảng một nửa liều uống), riêng thuốc đạn cataflam, mefenamic acid chỉ được dùng cho người trên 16 tuổi.

Cơn đau khi hành kinh là cơn đau do tăng co thắt. Hai thuốc cataflam, mefenamin là thuốc giảm đau chung, có nhiều tác dụng phụ, trong khi hai thuốc hyoscinum, alverin tác dụng có tính đặc hiệu làm giảm co thắt cơ, ít tác dụng phụ hơn. Thông thường nên dùng hyoscinum, alverin. Chúng có nhiều biệt dược nhưng có thể tìm mua dễ dàng dưới dạng thuốc gốc, rẻ tiền hơn nhiều mà vẫn có hiệu quả tốt.

DS. Thu Thủy

Nguồn: SKDS

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago