Categories: Mẹ và bé

Một đêm trên chuyến xe cấp cứu chạy đua cùng tử thần ngày nghỉ lễ

Khi dòng người đổ xô rời Sài Gòn nghỉ lễ 30/4, những y bác sĩ vẫn ở lại miệt mài làm việc trên chuyến xe cấp cứu.

Không được về nghỉ lễ cùng gia đình, các bác sĩ thường xuyên phải túc trực và sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân ở bất cứ đâu.

0h30 rạng sáng 30/4, tiếng chuông reng lên ở “bộ chỉ huy” trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM, một gia đình ngụ quận Bình Thạnh cầu cứu trung tâm chuyển giúp người nhà vào viện gấp.

Đến nơi, họ báo bệnh nhân bị HIV/AIDS vào giai đoạn cuối, có triệu chứng sốt cao, mê sảng hơn 6 tiếng. Đánh giá nhanh bệnh lý, sau khi đo huyết áp, cặp nhiệt độ, các bác sĩ quyết định truyền dịch cho bệnh nhân.

Trong căn phòng chật chội, dưới ánh đèn mờ, người đàn ông có 18 năm sa vào ma túy, ốm tong teo chỉ còn da bọc xương nằm bất động. Những dấu kim tiêm sau mỗi lần phê ma túy đã phá vỡ các ven, y bác sĩ rất khó nhọc để tìm một vị trí truyền dịch.

Anh điều dưỡng chậm rãi dò tìm mạch máu trên cơ thể, ánh mắt có chút lo lắng nếu thao tác không chuẩn dễ xảy ra sai sót dẫn đến phơi nhiễm HIV. Sau khoảng 20 phút những giọt nước từ bình chuyền dịch bắt đầu chảy vào cơ thể ốm yếu, mọi người thở phào chuyển bệnh nhận vào viện.

ÊÊ-kíp đang cấp cứu bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Ảnh: Phú Mỹ.

Trước đó 20h30 đêm 28/3, tua trực hơn 10 người đang quây quần bên bữa cơm tối muộn sau một ngày tiếp hơn 15 ca cấp cứu. Chưa kịp dùng bữa, cuộc điện thoại từ người dân báo, tai nạn một người bất tỉnh giữa hầm sông Sài Gòn. Bát cơm bỏ dở, chuyến xe chở theo 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng hú còi inh ỏi băng qua các tuyến đường kẹt xe đến hầm Thủ Thiêm. Sau 10 phút xe có mặt tại hiện trường, song ê kíp thất thu khi người đi đường quá sốt ruột đã đưa nạn nhân vào bệnh viện.

Cả đoàn lộ rõ vẻ mệt nhoài, kèm theo đó là sự thất vọng khi xe chạy lòng vòng khắp thành phố cả ngày mà hàng chục ca thất thu. “Tôi chỉ sợ người đi đường không có kỹ năng sơ cứu, tự di chuyển nạn nhân không đúng cách sẽ dễ gây ra những tổn thương cho người bệnh. Điều này đã xảy ra rất nhiều lần và vượt khỏi tầm với của chúng tôi”, nữ bác sĩ trong đoàn lo lắng.

Nhân viên y tế tìm ven chuyền dịch cho một bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối. Ảnh: Phú Mỹ.

Chiếc xe lặng lẽ trở về trung tâm cứ ngỡ sẽ được nghỉ xả hơi, ê-kíp lại vội lên đường đến một chung cư cách trạm 4 km. Lần này là một người đàn ông khoảng 50 tuổi, có triệu chứng đau đầu chóng mặt, khó thở. Bác sĩ qua chẩn đoán lâm sàng, kết luận bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, miệng méo, huyết áp 180/110 trong tình trạng nguy hiểm cần đưa gấp đến bệnh viện…

“Bác trai bị tai biến rồi, huyết áp cao bất thường, người nhà chuẩn bị đồ đạc đưa bác vào viện gấp. Tình hình lúc này nguy cấp, sớm một giây là có thể tránh những tai biến đáng tiếc cho bác”, bác sĩ Hoàng Sơn khuyên.

Đến dịp lễ là trung tâm 115 trong tình trạng thiếu quân số trầm trọng khi chia lửa cho các “mặt trận”. Không có ai nghỉ phép đợt lễ này, một tua trực khác đã theo đoàn đua xe đạp cúp truyền hình cả tháng trời nên trung tâm lúc nào cũng neo người. Đồng nghĩa, các kíp trực xoay tua liên tục, nghỉ ngơi ít hơn những ngày thường. Nói là nghỉ ngơi, nhưng lúc nào y bác sĩ trung tâm cũng ngủ nửa con mắt, đặt lưng xuống nghe chuông là bật dậy chạy.

Các bác sĩ đang cấp cứu cho một cụ ông bị suyễn lâu năm. Ảnh: Phú Mỹ.

0h30 phút rạng sáng 29/3, khi mọi người đang ngả lưng chờ tiếp sức, cô điều dưỡng trực điện thoại vui vẻ bảo: “Thành phố hôm nay có vẻ bình yên, mọi người về quê chơi lễ hết rồi, cả ngày nay em trực cũng nhận rất ít cuộc gọi cấp cứu”.

Vừa dứt lời, tiếng chuông reng, cô điều dưỡng trở lại trạng thái quen thuộc: “Dạ! Alo cấp cứu nghe. Bệnh nhân sao ạ? Bác có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp…?”. Còi báo động vang lên, một bác sĩ, hai y tá vội vã mặc áo xách hai va ly thuốc cùng bình oxy lên đường. Một cụ ông hơn 60 tuổi, bị suyễn lâu năm, khó thở cần sự hỗ trợ của đội ngũ y tế trước khi đưa đến bệnh viện. Cụ ông khó thở, bác sĩ phải dùng thuốc giúp giãn khí quản đồng thời tay áp chụp dưỡng khí để oxy vào phổi giúp cụ ông cầm cự trước khi vào bệnh viện.

Sau vài phút, bệnh nhân được chuyển vào khoa cấp cứu Bệnh viện 115. Lúc này, một cơn mưa lớn bất ngờ đổ xuống, trời đã chớm sáng, mọi người đều rệu rã, cô bác sĩ ngủ thiếp trên xe trên đường về trung tâm. Về đến nơi, hai êkíp cấp cứu khác cũng vừa trở về. Họ chưa được ngủ, ngồi họp lại ghi sổ sách, thống kê ca bệnh và chuẩn bị bàn giao có một tua trực khác vào 6h.

Phú Mỹ
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago