Categories: Tin tức thời sự

Mối nguy hiểm khi phải sống chung với ruồi

Không chỉ gây nên sự phiền toái, khó chịu, đảo lộn cuộc sống của người dân, ruồi còn là trung gian truyền nhiều mầm bệnh.

Thời gian gần đây, người dân thôn Đông Hạ (Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội) phải sống chung với ruồi, thậm chí phải mắc màn để ăn cơm bởi sự tấn công của loài côn trùng này.

Theo người dân, mỗi ngày họ phải tiêu tốn 100.000-200.000 đồng tiền mua keo dính ruồi nhưng vẫn không thể cải thiện tình hình. Mỗi ngày, họ thu hàng kg ruồi.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định việc sống chung với ruồi đang đem lại nhiều phiền toái cho người dân. Sở Y tế đã giao cho Phòng Y tế huyện Sóc Sơn tiến hành phun thuốc để khử trùng. Trung tâm y tế dự phòng sử dụng ôtô , máy phun xuống khu vực này để hỗ trợ người dân diệt ruồi.

Ruồi đang làm đảo lộn cuộc sống của người dân ở thôn Đông Hạ (Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội). Ảnh: Hoàng Hà.

Mối nguy hiểm của ruồi

Tiến sĩ Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, cho biết không chỉ gây nên sự phiền toái, khó chịu, đảo lộn cuộc sống của người dân, ruồi còn là trung gian truyền nhiều mầm bệnh.

Ruồi đậu và kiếm ăn ở các khu bãi rác, các khu vực bẩn. Sau đó, chúng đậu vào đồ ăn, thức uống của người mang theo một lượng lớn vi sinh vật, vi trùng gây bệnh bám dính trên thân, chân, cánh.

Mầm bệnh có thể được nuốt vào trong dạ dày con người với thức ăn, nước uống, gây bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả, giun sán. Ngoài ra, ruồi còn có thể gây nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong khi tiếp xúc trực tiếp ngoài da.

Theo tiến sĩ Chính, ruồi ở khu vực Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội đang có điều kiện rất lý tưởng để sinh sống và phát triển. Vòng đời của ruồi trải qua 4 giai đoạn: trứng – giòi – nhộng – ruồi trưởng thành.

Môi trường có nhiều thức ăn tạo điều kiện cho chúng sinh sản nhanh và mạnh. Đặc biệt, thời tiết mưa nồm cũng là điều kiện sống lý tưởng của loài ruồi. Chính vì vậy, quần thể ruồi có thể bùng phát số lượng lớn trong vòng một tuần.

Mỗi ngày người dân thu được từ 1-2 kg ruồi, người thì đem đi vứt ở bãi rác, người thì chọn cách đốt. Ảnh: Hoàng Hà.

Biện pháp tiêu diệt ruồi

Tiến sĩ Chính tư vấn có thể diệt ruồi trực tiếp bằng hóa chất diệt côn trùng hoặc bằng các biện pháp vật lý như bẫy tấm dính, vỉ đập, vỉ điện.

Bên cạnh đó, để tiêu diệt triệt để, người dân cần làm mất nơi đẻ trứng của ruồi như thu gọn rác, chất thải, đậy kín nhà vệ sinh. Tuy nhiên, với việc người dân sống cạnh một bãi rác khổng lồ, việc tiêu diệt ruồi rất khó khăn.

Sống trong hoàn cảnh này, người dân lưu ý các biện pháp để bảo vệ mình như ngăn không cho ruồi tiếp xúc với thức ăn, đồ uống, vật dụng trong nhà bếp; làm lưới cửa ra vào và cửa sổ cũng như chụp màn để bảo vệ trẻ con khi ngủ không cho ruồi và các côn trùng khác tấn công.

Chuyên gia cũng lưu ý ruồi chỉ hoạt động trong ánh sáng, do đó, người dân có thể dùng cách tắt điện, đóng cửa để phòng tối để hạn chế loài côn trùng này xâm nhập vào nhà.

Nhiều ngày nay, sinh hoạt của người dân gần bãi rác Nam Sơn đảo lộn vì hàng triệu con ruồi ngày đêm bâu kín.

Hà Quyên
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

3 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

3 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

3 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

5 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

5 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

5 days ago