Trầm cảm (Depression) là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bị rối loạn trầm cảm thường buồn bã, không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây và không thể tự vượt qua. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây ảnh hưởng đến sức khỏe chỉ sau bệnh tim mạch. Điều đáng lưu tâm là bệnh trầm cảm ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là trong giới trẻ.
Các triệu chứng của trầm cảm bao gồm mất ngủ, dễ tức giận, hay khóc, khó khăn khi suy nghĩ, mất tập trung, cảm thấy tội lỗi, vô giá trị, mất hy vọng… dẫn đến suy nghĩ tiêu cực đôi khi tìm đến cái chết. Thống kê bệnh trầm cảm tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam. Trung bình cứ 2 bệnh nhân nữ mới có 1 bệnh nhân nam bị trầm cảm. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, số lượng bệnh nhân đến thăm khám các bệnh lý liên quan đến trầm cảm tăng 20 – 30% mỗi năm. Do đó việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để hạn chế, phòng ngừa là phương pháp thiết thực để đảm bảo một cuộc sống thể chất và tinh thần luôn khoẻ mạnh.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Nguyên nhân gây trầm cảm có thể do sang chấn tâm lý xuất phát từ một cú sốc hoặc stress kéo dài do mâu thuẫn trong gia đình, mâu thuẫn với bạn bè, căng thẳng trong công việc, áp lực cuộc sống, tài chính…Song song với những nguyên nhân trên các nhà khoa học đã phát hiện ra ảnh hưởng của hệ vi khuẩn đường ruột với sức khỏe tâm thần dẫn đến nguy cơ trầm cảm.
Vai trò của hệ vi sinh đường ruột
Đường tiêu hóa của cơ thể chứa một hệ vi sinh phức tạp tạo ra tính ổn định và khả năng đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Hệ vi sinh đường ruột ở mỗi người khác nhau, tính đặc trưng phụ thuộc vào yếu tố di truyền và môi trường…
Hệ vi sinh vật đường ruột được thiết lập từ khi được sinh ra và phụ thuộc vào hệ vi sinh của người mẹ, hình thức trẻ được sinh ra và môi trường sinh. Hệ vi sinh phát triển dần trong vòng 2 năm đầu đời, chịu ảnh hưởng của phương thức nuôi dưỡng. Ngoài 2 tuổi, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ dần dần đa dạng như người trưởng thành. Tổng lượng vi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột ước tính khoảng 100 nghìn tỷ tương đương gần 1,5kg vi sinh. Con số này lớn gấp nhiều lần so với loài người cư ngụ trên trái đất.
Ở trạng thái cơ thể khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột có khoảng hơn 500 loài khác nhau tồn tại bao gồm cả các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn 85%) và các vi khuẩn gây bệnh (15%). Mặc dù có sự góp mặt của các vi khuẩn gây bệnh song cơ thể vẫn đạt được trạng thái khỏe mạnh chính là nhờ cơ chế điều hòa miễn dịch tại ruột. Các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm tổng số 80% các tế bào miễn dịch trong cơ thể người và hệ vi sinh đường ruột giữ vai trò quan trọng trong việc hoạt hóa các tế bào miễn dịch đó.
Vi khuẩn đường ruột “kết nối” với não bộ dẫn đến rối loạn trầm cảm
Ruột có mối quan hệ 2 chiều với hệ thần kinh trung ương (được gọi là “trục ruột-não”), cho phép ruột và não truyền và nhận tín hiệu của nhau. Kết quả một nghiên cứu khoa học được công bố gần đây cho thấy những con chuột khi được bổ sung chủng vi khuẩn “tốt” Lactobacillus (thường có trong sữa chua) đã giảm mức độ lo lắng. Tuy nhiên lợi ích này bị chặn đứng sau khi dây thần kinh phế vị đường kết nối chính giữa não và ruột của chuột bị vô hiệu. Điều này chứng tỏ vi khuẩn đã dùng “trục não – ruột” để tác động đến não.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học phát hiện phụ phẩm mà vi khuẩn tạo ra trong quá trình tiêu hóa chất xơ đã làm tăng nồng độ hoóc-môn serotonin một chất dẫn truyền thần kinh. Do serotonin có thể kích hoạt dây thần kinh phế vị nên vi khuẩn đường ruột cũng được cho có kết nối với não. Ngoài ra, vi khuẩn đường ruột còn tác động tới não theo nhiều cách khác như thông qua độc tố vi khuẩn và quá trình trao đổi chất, hấp thu chất dinh dưỡng, làm thay đổi các thụ thể vị giác và gây rối loạn hệ miễn dịch.
Hai nghiên cứu tiến hành trên bệnh nhân trầm cảm cho thấy, vi khuẩn trong phân của họ khác biệt so với ở tình nguyện viên khỏe mạnh, dù chưa rõ lý do vì sao. Tuy nhiên trong các thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học phát hiện sự thay đổi trong hệ vi khuẩn đường ruột do tác động từ thuốc kháng sinh, men vi sinh (probiotics) hoặc các kỹ thuật nuôi cấy đặc biệt có liên quan đến các biểu hiện lo âu và trầm cảm ở con vật. Những biểu hiện này có thể “lây lan” khi cấy vi khuẩn trong phân từ con này sang con khác. Trong một nghiên cứu khác, các chuyên gia đã bất ngờ khi phát hiện mẫu vi khuẩn trong ruột bệnh nhân trầm cảm nặng khi cấy vào cơ thể chuột cũng khiến chúng thay đổi hành vi giống như bị trầm cảm.
Từ những phân tích khoa học trên cho thấy mối liên hệ giữa rối loạn trầm cảm và hệ vi sinh đường ruột. Do đó việc giữ cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột sẽ giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, phòng ngừa các căn bệnh do vi khuẩn đường ruột gây ra. Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2 lit/ngày/người và ăn nhiều rau xanh. Với trẻ em thực đơn cần phong phú, đa dạng để cân bằng các chất dinh dưỡng. Lưu ý lựa chọn các thực phẩm sạch, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây…tránh sử dụng thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, chất kích thích dễ làm hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Stress, căng thẳng ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột như thế nào?
Điều trị ung thư bằng vi khuẩn đường ruột
Cerebio – Men tiêu hoá vi sinh đường ruột chữa trầm cảm, lo âu, hội chứng ruột kích thích
Nên làm gì khi bị bệnh trầm cảm?
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…