Trong cơ thể con người, gan và túi mật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu gan bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của túi mật và ngược lại.
Chúng có mối quan hệ mật thiết trong việc trao đổi chất trong cơ thể. Gan sản xuất dịch mật và túi mật lưu trữ mật. Quá trình ăn nhiều chất béo, túi mật sẽ co bóp để giải phóng dịch mật vào ruột non. Dịch mật giúp tiêu hóa chất béo thành các phân tử nhỏ hơn có thể được cơ thể hấp thụ.
Ngoài việc giúp tiêu hóa chất béo, dịch mật còn có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của các gốc tự do có thể gây hại cho tế bào. Vì vậy khi gan hoặc túi mật không hoạt động bình thường có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy hơi và khó tiêu. Một số trường hợp có thể nghiêm trọng hơn như sỏi mật hoặc viêm túi mật.
Các bệnh lý về túi mật gồm viêm túi mật, viêm túi mật không do sỏi, sỏi mật, sỏi ống mật chủ, áp xe túi mật, polyp túi mật, vỡ (thủng) túi mật, túi mật sứ, nhiễm trùng đường mật, ung thư túi mật…
Phương pháp phòng bệnh gan và túi mật
Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Hạn chế ăn chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và đường. Nói không với rượu bia bởi đây là một loại đồ uống gây hại cho gan. Đối với những trường hợp bất khả kháng khi đối ngoại cần uống ít, có chừng mực.
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu lượng máu đến gan, giúp gan loại bỏ các chất độc hại. Đối với những người thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, bao gồm viêm gan béo và xơ gan do đó song song với việc thay đổi thực đơn khoa học hạn chế mỡ, phủ tạng, đồ uống chứa đường…cần kết hợp tập thể thao đều đặn để giảm cân nặng về tỷ lệ phù hợp với chiều cao tương ứng theo khuyến cáo của WHO. Giảm hút thuốc lá tiến tới loại trừ thói quen này do hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, bao gồm ung thư gan. Bỏ thuốc lá hoàn toàn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, tránh các bệnh về phổi, bảo vệ gan.
Kiểm tra sức khỏe hệ tiêu hoá thường xuyên giúp phát hiện kịp thời bất kỳ các yếu tố nguy cơ nào đối với bệnh gan như thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều…Các chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra sức khỏe gan 1 – 2 lần/năm theo chỉ đạo của bác sĩ.
Trong cơ thể con người, 2 cơ quan này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu gan bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của túi mật và ngược lại. Vì vậy việc duy trì chức năng bình thường của cả gan và túi mật là tiêu chí cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự cân bằng và hoạt động tốt của hệ tiêu hoá nói riêng, cơ thể nói chung. Các chuyên gia khuyến cáo để bảo vệ gan, túi mật khỏe mạnh cần đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, tránh uống rượu quá nhiều, chỉ uống giao tiếp khi lễ tết, xuân về… Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường của gan và mật người dân cần đi khám chuyên khoa để được thăm khám và điều kịp thời đồng thời. Lưu ý duy trì khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/ lần để điều trị kịp thời các căn bệnh về tiêu hoá nếu có.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Nhóm thực phẩm có lợi cho người bị men gan cao
Các loại trái cây giàu chất xơ tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ độ 3
Đau hạ sườn phải cảnh báo bệnh về gan
Hơi thở có mùi lưu huỳnh đặc trưng của bệnh gan
Yhocvn.net
Gan hoạt động như một bộ lọc để đào thải các độc tố ra bên…
Bệnh nấm đen hay còn gọi là Mucormycosis là bệnh nấm da, ít khi mắc…
Hoa đào không chỉ là loại cây hoa cảnh mà còn được sử dụng để…
Trà sữa là đồ uống yêu thích của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên trà…
Mẩn ngứa là hiện tượng tự nhiên gây ra những phiền toái ảnh hưởng đến…
Trong hệ thống tiêu hoá, gan nằm gần hạ sườn bên phải vì vậy loại…