Categories: Tin tức

Mổ cột sống chính xác hơn nhờ hình ảnh không gian 3 chiều

Hệ thống máy chụp O-arm cung cấp hình ảnh không gian 3 chiều của cột sống, khớp, sọ não kết hợp với hệ thống định vị giúp xác định vị trí cần giải phẫu chính xác gần như tuyệt đối.

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) là bệnh viện đầu tiên trên cả nước đưa hệ thống chụp O-arm hiện đại vào hoạt động trong phẫu thuật các bệnh lý liên quan đến cột sống. 3 bệnh nhân đầu tiên đã được mổ can thiệp cột sống với sự hỗ trợ của hệ thống máy hiện đại này.

Hệ thống chụp O-arm giúp xác định gần như chính xác vị trí cần giải phẫu. Ảnh: Bệnh viện cung cấp. 

Các bệnh lý cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, chấn thương, dị tật… ngày càng phổ biến. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau, thậm chí không thể đi lại được mà chỉ có cách bò hoặc nằm bất động tại chỗ. Điều trị nội khoa không có tác dụng, tuy nhiên nhiều người không dám phẫu thuật can thiệp vào cột sống vì sợ bị liệt.

Tiến sĩ Hoàng Gia Du, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trong phẫu thuật cột sống chỉ sai số 1 mm thôi là vị trí cần can thiệp đã đi rất xa; lúc đó chiếc ốc vít nhằm can thiệp vào cột sống sẽ đi vào mạch máu và dây thần kinh, gây tai biến cho bệnh nhân. Tai biến nặng nhất là gây liệt, nhẹ thì mất máu. 

Trong khi phẫu thuật, bác sĩ vừa phải đảm bảo tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu không bị tổn thương… vừa xử lý được các tổn thương do bệnh: tái tạo lại cấu trúc sinh lý của cột sống bằng việc sử dụng vật liệu thay thế như nẹp vít, ốc, đĩa đệm nhân tạo… Thiết bị cũ là hệ thống C-arm chỉ cho phép nhìn cột sống trên mặt phẳng một chiều nên phẫu thuật viên phải tự tưởng tượng ra các chi tiết giải phẫu gồm cả đường đi, kích thước của ốc vít. Vì thế nó có thể gây tai biến nếu để ốc, vít, nẹp chọc vào tủy xương, mạch máu hoặc dây thần kinh.

Hệ thống máy chụp O- arm hiện đại cung cấp hình ảnh không gian 3 chiều của cột sống, khớp, sọ não kết hợp với hệ thống định vị giúp xác định vị trí cần giải phẫu chính xác gần như tuyệt đối. Độ chính xác về vị trí bắt vít lên đến 93-100%; so với tỷ lệ 72-92% của phương pháp thông thường, tiến sĩ Hoàng Gia Du cho biết.

Phát biểu tại buổi lễ khai trương hệ thống máy này sáng 23/11, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh, sau 30 ca phẫu thuật ứng dụng công nghệ mới này, Bộ Y tế sẽ thành lập hội đồng quốc gia theo quy định xem xét và nghiệm thu kết quả ứng dụng công nghệ mới trên. Sau đó chính thức đưa vào áp dụng tại Bệnh viện Bạch Mai, khi đó bệnh viện hoàn toàn có bản quyền chuyển giao kỹ thuật và đăng ký về sở hữu trí tuệ.

Phương Trang

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago