Khi hôi miệng là một trở ngại lớn trong giao tiếp, những phương cách giúp hơi thở ngọt ngào sẽ giúp bạn lấy lại sự tự tin cần thiết.
Hôimiệng do đâu?
Nếu họng là “hố hứng viêm” thì hơi thở dễ bị mùi hôi hỏi thăm, gây những phiền toái trong giao tiếp.
Thủ phạm chính gây ra mùi hôi ở miệng là các hợp chất lưu huỳnh sulfur do vi trùng trong miệng sinh ra trong quá trình phân hủy thức ăn, những vi trùng này cư trú ngay trên bề mặt lưỡi. Ngoài ra, hơi thở kém thơm tho cũng còn do nhiều nguyên nhân khác như:
– Các bệnh về răng miệng: do vệ sinh răng kém, lớp vi trùng đóng ở màng chân răng, gây sưng chân nướu và sâu răng, hay khi đeo răng giả không vừa sẽ giúp những túi vi trùng có môi trường thuận lợi gây hôi.
– Khô miệng: Trong nước bọt có các men ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Nước bọt ít đi đồng nghĩa với việc giảm “đội quân” bảo vệ này, các vi khuẩn bám trên răng sẽ tha hồ “hoành hành” khiến hơi thở có mùi hôi. – Một số bệnh lý như: nhiễm trùng phổi, sưng nhọt trong phổi, suy thận, suy gan, bệnh dạ dày cũng gây ra mùi hôi khó chịu.
– Hút thuốc lá: vừa làm miệng khô và dễ gây viêm nướu tạo ra hơi thở hôi.
– Dùng nước súc miệng trong thời gian dài, lượng cồn trong dung dịch sẽ làm giảm tiết nước bọt, gây khô miệng. Với dung dịch nước muối nhạt gây nên tình trạng mất cân bằng sinh thái của lớp vi khuẩn tại họng và giảm sức đề kháng.
Ảnh minh họa |
Phương pháp ngừa… hôi miệng
– Duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn ít thịt, hạn chế bia rượu, nên bỏ thuốc lá. Nên ăn nhiều rau quả, sản phẩm thảo dược đồng thời bổ sung vitamin B, C và kẽm để tăng cường sức khỏe răng miệng.
– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, khoa học nhằm đánh bật các mảng bám và phá vỡ các ổ vi khuẩn gây hôi. Đánh răng thường xuyên, đúng cách; dùng chỉ nha khoa và cạo lưỡi để loại bỏ vi khuẩn. Sử dụng nước súc miệng theo chỉ dẫn tránh gây mất cân bằng vi khuẩn, gây nấm, viêm loét họng…
– Uống nhiều nước để tăng lưu lượng nước bọt trong miệng vì đây được coi như một loại xà bông có tính sát trùng trong miệng, hòa tan và diệt những chất bay hơi nặng mùi. Nên uống nước 15 phút sau bữa ăn để loại bỏ thực phẩm còn sót lại trong miệng, họng và thực quản.
Ăn để đẩy lùi hôi miệng
Tên thực phẩm | Hoạt chất | Khả năng |
Trái dứa (thơm) | Chứa bromelin, một lại enzym tiêu hóa. | Làm sạch miệng tự nhiên |
Sữa chua không đường | Acid lactic là chất diệt vi khuẩn. | Giảm mảng bám và bệnh viêm lợi, giảm khí sulfur trong miệng sinh ra |
Dâu tây | Vitamin C trong trái dâu tươi khi nhai tạo nước miếng, kích thích tuyến nước bọt hoạt động. | Khiến các acid và mảng bám thức ăn bị tống đi, không dính vào răng. |
Bạc hà | Chất diệp lục trong lá bạc hà + mùi thơm thanh mát. | Được xem là chất kháng sinh tự nhiên. Tiêu diệt 60% vi khuẩn sau 30 phút. |
Kẹo cao su không đường | Khi nhai sẽ tạo dòng chảy đều đặn tuyến nước bọt. | Hạn chế vi khuẩn, tiêu diệt 43% vi khuẩn sau 40 phút. |
Trà xanh | – Chứa chất polyphenol có tác dụng chống ôxy hóa. – Chứa fluoride. | – Ngăn ngừa các mảng bám trên bề mặt răng, làm giảm các bệnh khoang và nướu răng. – Bảo vệ lớp men răng và giảm sâu răng hữu hiệu. |
Nguyên Anh
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…