Dinh dưỡng

Mẹo ăn hàu đúng cách tránh nguy cơ nhiễm khuẩn

Hàu chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao khi ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn hàu không đúng cách sẽ khiến cơ thể có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Hàu là thực phẩm khá quen thuộc với nhiều người được chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng cho sức khỏe. Trong Đông y, hàu có tính mát, không độc khi ăn sẽ có tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu ăn hàu rất tốt, nam giới yếu sinh lý, hiếm muộn.

Trong y học hiện đại, hàu chứa nhiều calo, protein, chất béo, vitamin D, thiamine (vitamin B1), niacin, vitamin B12, sắt, magie, photpho, kẽm, đồng, mangan, selen, các axit amin giúp xây dựng, duy trì cơ bắp, tăng cường sức khỏe của các tế bào, mô cho cơ thể.

Ngoài ra, hàu còn chứa nhiều các khoáng chất nên khi ăn có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi tổn thương và tăng cường sức khỏe của cơ thể có lợi cho sức khỏe não bộ, chúng có thể giúp cải thiện trí nhớ và chức năng của não, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng, chống lão hóa, duy trì làn da khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời tăng cường sức khỏe xương, ngừa tình trạng lão hoá xương,…

Nhưng do sinh sống ở dưới môi trường nước nên hàu chứa nhiều vi khuẩn, virus nên nếu chế biến không đúng cách, không được vệ sinh sạch sẽ khi ăn rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, hàu còn có thể chứa một số chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe như thủy ngân hoặc cadmium, nếu tiêu thụ nhiều có thể dẫn đến việc tích tụ các chất này trong cơ thể gây ra những vấn đề sức khỏe lâu dài. Do vậy khi sử dụng hàu để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe cần nhớ điều sau:

Không ăn quá nhiều

Dù hàu chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu kẽm nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều kẽm trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị thừa kẽm từ đó xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi,…

Hạn chế ăn hàu sống

Hàu sinh sống dưới nước, ăn các sinh vật trong nước biển, bùn, cát,… nên có thể chứa nhiều các vi khuẩn, ký sinh trùng. Do vậy tốt nhất nên hạn chế ăn hàu sống, nên ăn hàu chín để tránh nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, ngộ độc thực phẩm.

Không ăn hàu khi đang uống vitamin C liều cao

Hàu chứa kẽm, sắt cao nhưng vitamin C lại giúp tăng cường hấp thụ sắt, nếu ăn hàu khi đang uống vitamin C liều cao có thể gây ra phản ứng oxy hóa, khiến lượng kẽm trong cơ thể biến đổi thành hợp chất độc hại, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gan.

Người mắc những bệnh lý

Những người đang gặp các vấn đề về gan, tăng uric máu, hay người có bệnh lý nền, đang sử dụng các thuốc điều trị suy giảm hệ miễn dịch, tiền sử bị dị ứng hải sản nên tránh ăn để bảo vệ sức khỏe.

Không ăn hàu với thực phẩm giàu axit oxalic

Nên tránh ăn hàu với thực phẩm giàu axit oxalic như cải bó xôi (rau chân vịt), đậu bắp, socola,…. Bởi nếu ăn nhiều trong thời gian dài có thể gây sỏi thận hoặc làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

4 món ăn siêu bổ từ hàu cho các quý ông!

Mỹ cảnh báo nên cẩn trọng khi ăn quá nhiều hàu sống kẻo thiệt mạng

Các loại hải sản giúp quý ông kéo dài cuộc ‘yêu’

Cách chọn hàu, sơ chế, bảo quản, lợi ích của hàu tươi

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Các bài tập phòng ngừa đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể còn gọi là đục nhân mắt, cườm đá, cườm khô…

20 hours ago

Đục thủy tinh thể tuổi 50 + điều trị như thế nào

Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) thường gặp ở tuổi 50+ và là một trong…

2 days ago

Các bệnh về mắt thường gặp ở tuổi 50+

Các cụ xưa thường nói đến tuổi ngũ tuần sức khoẻ suy giảm, mắt mờ,…

2 days ago

Trầm cảm căn bệnh không thể xem thường ở tuổi 50

Ở tuổi 50, trải qua hai phần ba cuộc đời, sức khỏe bắt đầu suy…

4 days ago

Nhóm thực phẩm khắc tinh của bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp là một thuật ngữ chung để chỉ các trạng thái ảnh hưởng…

5 days ago

Chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân ung thư xương

Đối với người mắc bệnh ung thư nói chung, ung thư xương nói riêng việc…

1 week ago