Categories: Nuôi dạy trẻ

Mẹ ơi, đừng suốt ngày chê con thế!

Khen ngợi có thể giúp trẻ cảm thấy mình là người có giá trị

GD&TĐ – Lời khen là một trong những tác nhân nhiều ý nghĩa trong quá trình nuôi dạy trẻ. Nhưng đây lại là công việc khó khăn và “khắc nghiệt”. Bởi đôi khi lời khen có ý tốt và đầy thiện chí lại dẫn tới những phản ứng không mong đợi.

Hệ lụy khi giảm uy tín của trẻ

Như bao người mẹ khác, chị Liên rất yêu thương đứa con gái nhỏ của mình. Mỗi sáng khi tỉnh giấc, chị Liên gọi: “Dậy đi, Nhím! Con lại muộn học nữa bây giờ”.

Trong khi Nhím cố chống đỡ cơn ngái ngủ, lồm cồm ngồi dậy vươn vai, tự mình đánh răng, rửa mặt, buộc tóc và mặc quần áo nhưng chưa đi tất và mang giầy, thì mẹ em dường như chẳng để ý lắm đến sự cố gắng của con mà tuôn ngay một tràng, không nghỉ: Tất con đâu? Con định đi giầy không đi tất à?…

Nhìn con mặc quần áo kìa. Trời ơi, con nhìn lại mình xem có giống chú hề không? Quần hoa đỏ, áo xanh nõn chuối. Mẹ muốn con thay hết sau bữa sáng. Này, cẩn thận đổ cốc sữa đấy nhé. Đừng có rót tràn ra như con vẫn hay làm.”

Mặc dù mẹ cảnh báo, nhưng Nhím vẫn đổ sữa sánh ra ngoài. Chị Liên nổi đóa lên, chị vừa lau vừa cằn nhằn: “Mẹ không biết phải làm gì với con nữa”. Nhím làu bàu gì đó một mình. “Gì hả?” Mẹ chất vấn. “Lại làu bàu nữa rồi”. Nhím hoàn tất bữa sáng trong im lặng. Sau đó thay quần áo, đi tất, lấy sách vở rồi rời nhà đi học.

Chị Liên gọi với theo: “Nhím, con quên sữa rồi! Nếu cái đầu mà không lúc lắc trên vai con thì mẹ chắc con cũng để quên nó ở nhà luôn”. Trong khi Nhím quay lại lấy sữa và hướng ra cửa thì mẹ em lại nhắc: “Hôm nay đi học phải ngoan, tập trung nghe giảng đấy nhé”.

Mặc dù là cô bé khá ngoan, học giỏi, nhưng Nhím thường trầm lắng, tự ti trước đông người. Bởi lẽ, ngay từ trong gia đình, Nhím đã bị nghi ngờ về khả năng của mình. Mẹ Nhím hay so sánh con mình với bạn lớp trưởng năng nổ, hoạt bát, thường xung phong trong các phong trào của lớp.

“Con nhìn bạn Huyền Trang kìa, giá như con được một chút nhanh nhẹn của bạn ấy”. Chị Liên đâu biết rằng, mẹ Huyền Trang thường xuyên đề cao, khuyến khích những mặt tốt của con. Và đương nhiên, em có khuynh hướng cảm thấy tốt và tự tin hơn về bản thân.

Sức mạnh của những lời động viên

Câu chuyện ở nhà Huyền Trang cũng diễn ra theo trình tự ở nhà Nhím, tuy nhiên, mẹ Huyền Trang có cách làm khác với chị Liên. Điều đầu tiên Huyền Trang nghe mỗi sáng là: “6 rưỡi rồi, Trang ơi. Con muốn dậy bây giờ hay 5 phút nữa?”.

Huyền Trang lăn lộn một vòng, vừa ngáp vừa lẩm bẩm: “5 phút nữa ạ”. Sau đó, em xuống nhà ăn sáng. Cũng như Nhím, Trang đã trang phục chỉnh tề, còn mỗi tất nữa thôi.

“Ơ, có đường rách ở váy con kìa. Con đứng im để mẹ khâu hay là con sẽ thay váy khác”. Huyền Trang ngẫm nghĩ một chút rồi nói: “Để ăn sáng xong rồi con thay quần”. Xong rồi Huyền Trang ngồi vào bàn ăn, em cũng làm rớt một ít sữa xuống bàn.

“Giẻ lau ở bồn rửa bát đó con”, mẹ nói rồi quay sang chuẩn bị tiếp bữa sáng cho em. Huyền Trang lấy giẻ lau sạch chỗ sữa bị đổ. Hai mẹ con chuyện trò ríu rít trong khi Huyền Trang ăn sáng.

Ăn xong, em lên nhà thay váy, lấy sách vở và rời nhà đi học… Huyền Trang quên mang theo sữa. Mẹ em gọi với theo: “Trang ơi, sữa của con”. Trang chạy lại lấy sữa và không quên cảm ơn mẹ. Mẹ Trang nói: “Hẹn gặp lại con chiều nay”.

Theo Adele Faber và Elain Mazlish (người Mỹ), hai chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực giao tiếp giữa người lớn và trẻ em: “Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình mà những mặt tốt nhất của chúng được đề cao thì sẽ có khuynh hướng cảm thấy tốt về bản thân hơn.

Chúng cũng có khuynh hướng đương đầu với thử thách cuộc sống tốt hơn. Đồng thời, có khuynh hướng tự đặt ra cho mình những mục tiêu cao hơn so với những trẻ không đươc tôn trọng ở nhà”.

Khen đúng – Giúp trẻ tự nhận thấy giá trị bản thân

“Mỗi khi chúng ta bày tỏ sự tôn trọng đến cảm xúc của trẻ, mỗi lần chúng ta cho trẻ cơ hội lựa chọn, hoặc cơ hội giải quyết vấn đề là trẻ đều phát triển lòng tự tin và lòng tự trọng”, Adele Faber và Elain Mazlish nói. Bên cạnh đó, khen ngợi sẽ giúp con cái xây dựng một hình ảnh tự nhận thức về bản thân chúng một cách tích cực.

Hầu hết chúng ta hay mau chóng chỉ trích nhưng lại chậm trễ khi đưa ra lời khen ngợi với trẻ. Là cha mẹ, chúng ta có trách nhiệm phải đảo ngược cái trật tự này. Lòng tự trọng của con cái là thứ có giá trị vô cùng lớn, chúng ta không được bỏ lỡ cơ hội vun đắp lòng tự trọng cho con mình, lại càng không nên giao phó việc đó cho người lạ.

Tuy nhiên, nếu không biết cách khen ngợi, cha mẹ có thể khiến trẻ nghi ngờ lời khen; gây lo lắng, hoặc buộc trẻ phải tập trung vào những khuyết điểm của mình; lời khen cũng có thể gây đe dọa và dẫn tới sự khước từ ngay lập tức…

Theo tư vấn của các chuyên gia: cách khen đúng – lời khen hữu ích gồm hai phần:

– Người lớn mô tả sự công nhận những gì họ nhìn thấy hoặc cảm thấy.

– Sau khi nghe lời mô tả, trẻ sẽ có khả năng tự khen chúng.

Ví dụ, thay vì đánh giá: “Bài thơ này hay quá. Con làm thơ hay tuyệt” (điều này sẽ khiến trẻ nghi ngờ “mẹ có nói thật không?”). Hãy mô tả: “Mẹ rất xúc động vì bài thơ về đại bàng của con. Mẹ thích nhất là câu…” (trẻ sẽ nghĩ: Mình có thể làm thơ hay. Ngày mai mình sẽ làm bài khác).

Một số lưu ý khi đưa ra lời khen:

1. Lời khen thích hợp với độ tuổi và tầm hiểu biết của con.

2. Tránh kiểu khen ngụ ý đến những khiếm khuyết hay thất bại trong quá khứ

3. Hãy cẩn thận, lời khen nồng nhiệt quá mức có thể can thiệp vào khao khát hoàn tất công việc của trẻ.

4. Sử dụng lời khen một cách chọn lọc.

5. Có thể đúc kết lời khen thành câu. Ví dụ: Con hẹn sẽ về nhà lúc 5 giờ và đúng 5 giờ con đã có mặt ở nhà. Mẹ hãy khen ngợi con bằng câu ngắn gọn: “Con thật đúng giờ”.

adminyhoc

Recent Posts

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

4 hours ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

1 day ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago