Khi mới sinh (0-24h), dạ dày trẻ sơ sinh còn nhỏ, chỉ bé bằng quả cherry, chứa được 5-7 ml sữa.
Theo Live Strong, trung bình, bé bú mẹ 8-12 lần/ngày với 80 ml mỗi cữ bú, tương đương khoảng 600-900 ml mỗi ngày. Lượng sữa mẹ bé bú thường không đổi quá nhiều suốt thời gian 1-6 tháng tuổi.
Mẹ nên chú ý khi thấy bé ngọ nguậy đầu, há miệng, thè lưỡi hay chụm môi thì nên cho con bú. Bé khóc là dấu hiệu muộn của đói. Khi đó bé dễ bực bội, khó dỗ.
Thông thường, bé nên bú mẹ 20-30 phút, vì khoảng 10 phút đầu tiên, trẻ chỉ bú được lượng nước là chủ yếu, lượng sữa tiết ra sau đó mới nhiều dinh dưỡng tốt cho trẻ. Trẻ có thể nghỉ giữa chừng nếu mệt.
Theo Baby Centre, khi bạn cảm thấy bé đang nuốt sữa nhẹ nhàng, lúc này bé đã bú đủ sữa.
Bú đêm (22h-3h sáng) có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể trạng của trẻ.
Bạn không nên dừng cho trẻ bú sữa mẹ vì đây là liều thuốc tốt nhất có thể chữa tiêu chảy, nôn trớ, đau bụng…
Nằm sấp có thể giúp bé ợ hơi, loại bỏ khí trong bụng. Uống nước và nằm ngửa sẽ càng khiến bé bị đầy bụng và khó đẩy khí ra ngoài.
Bú nằm có thể khiến trẻ dễ bị sặc, sữa chui vào ống tai, gây viêm tai giữa. Đồng thời trẻ dễ bị nghẹt thở khi bú nằm.
Phụ nữ bị nhiễm HIV không nên cho con bú vì có thể lây nhiễm cho con. Chưa có bằng chứng cho thấy mẹ bị viêm gan C hay tiểu đường lây cho con nếu cho con bú. Mẹ bị bệnh lao cũng có thể cho con bú nếu đã chữa khỏi.
Phương Mai
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…