Categories: Vợ chồng

Mẹ dạy con sống chậm để yêu thương nhiều hơn

Chị Hà đưa con đến lễ tri ân trường cấp ba, nhìn các anh chị lớn cúi đầu, quỳ gối và nói lời biết ơn thầy cô, cha mẹ.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị Hà Phạm, Tổng biên tập một tạp chí phong cách sống. Chị có những suy nghĩ và cách làm khác biệt giúp con trở thành người sống tình cảm và sâu sắc:

Suốt 7 năm nay, cứ chừng giữa tháng 5, trường THPT Thành Nhân (quận Tân Phú, TP HCM) lại tổ chức lễ tri ân trưởng thành cho học sinh khối 12 trước khi giã biệt mái trường. Như thông lệ, tôi sẽ đưa con ghé qua tham dự, nhìn hàng trăm học sinh cúi đầu, quỳ gối, tặng hoa và nói lời biết ơn trong nước mắt đến cha mẹ, thầy cô. Tôi tin, con cảm nhận được nét đẹp văn hóa quý giá đó. Chàng trai nhỏ bé này rồi cũng sẽ lên 18 tuổi – mốc quan trọng của cuộc đời.

Tiên học lễ, hậu học văn, thành nhân rồi mới thành tài, là bài học nhân cách đầu tiên tôi dạy con trước khi vào cấp một. Đến giờ, nguyên tắc ấy vẫn còn vẹn nguyên. Không bà mẹ nào muốn cuộc sống xô bồ cuốn đi những lễ nghĩa đáng quý đó trong tâm trí trẻ thơ. Thế nhưng ngày nay, người lớn chúng ta nhiều khi tri ân các mối quan hệ nhằm mục đích lợi dụng, xin xỏ hoặc “trả nợ” sòng phẳng.

Những khoảnh khắc tri ân luôn ngọt ngào như những chiếc bánh quy bơ thơm nồng, thắm đượm. Để dạy con sống chậm lại, trao yêu thương nhiều hơn, tôi thường làm gương trước. Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày Nhà giáo Việt Nam, hai mẹ con sẽ cùng mua hoa về cắm tặng thầy cô, làm thiệp handmade và chọn thêm một món quà nho nhỏ nhưng tràn đầy ý nghĩa tri ân.

Chị Hà cho rằng, những khoảnh khắc tri ân luôn ngọt ngào như chiếc bánh quy bơ.

Những cuộc cách mạng công nghệ như vũ bão đang cuốn chúng ta đi. Những lá thư điện tử, vài cuộc gọi ngắn ngủi, đôi dòng tin nhắn soạn sẵn… không đủ chuyên chở tình cảm của cả trái tim. Đôi khi tôi nhắc khéo con: đã bao lâu mẹ con mình không cho ông bà, thầy cô hay những người có công dìu dắt mình biết chúng ta yêu mến họ rất nhiều nhỉ? 

Những lúc hai mẹ con đi bên nhau, con bước quá nhanh còn mẹ lại chậm. Tôi giả vờ ngã để con quay lại, rồi nhắc con đi chậm lại vài giây vì mẹ bây giờ già yếu hơn xưa rồi, ngày nào đó sẽ phải chống gậy như ông bà. Thuở con chập chững tập đi cũng ngã như vậy, và người quay lại dìu con đứng lên chính là cha mẹ. Tôi cho rằng, những cách nhẹ nhàng và khéo léo sẽ khơi dậy lòng biết ơn chân thành từ trái tim con trẻ tới người chúng yêu thương.

Cựu tổng thống John F.Kennedy cũng từng nói, chúng ta cần phải tìm thời điểm thích hợp để dừng lại và cảm ơn những người đã tạo nên sự khác biệt cho cuộc đời mình. Hóa ra đạo hiếu không chỉ ở phương Đông, mà còn là nét đẹp văn hóa của mọi quốc gia.

Hà Phạm

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

2 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

3 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

4 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

4 days ago