Nghĩ sẽ phải mang bệnh tới khi chết
Thường xuyên có những cơn đau vô cớ ở móng tay cái bên trái, bác Nguyễn Thị Trinh (70 tuổi, Tp.HCM) đã đi khám nhiều lần mà không tìm ra nguyên nhân. Bác Trinh tâm sự, móng tay thường bị đau khi bị kích thích cơ học (va chạm) hoặc kích thích nhiệt. Cơn đau lan tỏa từ vị trí đầu ngón sau đó giảm dần và hết. Có đêm cơn đau đột nhiên kéo đến bác Trinh phải dậy chườm đá lạnh để giảm đau.
Theo bác Trinh căn bệnh lạ này đã gây ra một số trở ngại trong sinh hoạt. Do tay thường xuyên phải làm khi có va chạm dù là nhỏ cũng khiến cho bác đau tới mức muốn “chết đi sống lại”. Có những lần đau quá mức, bác Trinh phải lấy dây thun buộc vào ngón tay tới mức tím tay để giảm bớt đi đau đớn.
Thời gian đầu mới mắc “bệnh lạ”, bác Trinh thấy cơn đau nhói xuất hiện, sau đó tự hết. Nhưng theo thời gian, cơn đau càng nhiều và lan tỏa xuống cả tay. Bác đã dùng rất nhiều thuốc giảm đau nhưng không thể cải thiện được tình trạng đau đớn.
Bác Trinh đã đi khám nhiều lần tại các bệnh viện lớn nhưng không thể phát hiện ra bệnh. Gần 20 năm gắn bó với căn bệnh lạ, bác Trinh nghĩ sẽ không có cơ hội chữa khỏi và sẽ gắn bó đến khi qua đời.
Đau theo nhịp tim và kích thích khi va chạm
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, Chuyên khoa phẫu Chấn Thương Chỉnh hình, Phẫu thuật Bàn tay và Vi phẫu tạo hình, trường hợp của bệnh nhân Trinh sau khi được nghe mô tả những triệu chứng lâm sàng được chẩn đoán bị u cuộn mạch dưới móng.
Kết quả siêu âm và chụp MRI cho thấy đúng như chẩn đoán ban đầu. Ngay sau đó, bệnh nhân được bác sĩ tiểu phẫu lấy khối u ra khỏi móng. Sau mổ, bệnh nhân Trinh đã có thể ngủ ngon và không còn bị căn “bệnh lạ” hành hạ.
U cuộn mạch dưới móng ở giai đoạn sớm có những tổn thương nhỏ và các biểu hiện lâm sàng chưa rõ ràng do đó thường bị phát hiện muộn. Bệnh nhân cảm giác đau, khó chịu một vài năm (bệnh nhân đau ngắn nhất là 3 tháng, dài nhất là 20 năm) mới tìm đến bác sĩ. Bệnh u cuộn mạch dưới móng không khó chẩn đoán nhưng do bệnh nhân không đi đúng chuyên khoa nên dễ bị chẩn đoán nhầm. Hoặc dễ bị nhầm với một số bệnh lý như viêm mô dưới móng, u thần kinh…
“100% bệnh nhân mắc bệnh đến khám đều có triệu chứng đau buốt tim khi va chạm vào móng của ngón có u. Cơn đau thường không kéo dài, nhói đau rồi từ từ hết. Các bệnh nhân này thường không đáp ứng bất cứ loại thuốc giảm đau nào”, bác sĩ Xuân Anh nói.
Một số bệnh nhân có u cuộn mạch dưới móng thường có dấu hiệu bị hư móng. Trên móng tay có một đường sọc trắng gồ lên. Hoặc có những bệnh nhân móng tay mềm hơn bình thường, bệnh để lâu móng tay sẽ biến dạng.
Trải qua 30 ca phẫu thuật u cuộc mạch dưới móng, bác sĩ Xuân Anh gặp 4 ca bệnh nhân móng tay hoàn toàn bình thường không có sự biến đổi về hình dáng. Có bệnh nhân mang bệnh 17 năm mà móng tay vẫnkhông khác mọi người.
Theo nhận định của bác sĩ Xuân Anh, số bệnh nhân mắc bệnh u cuộn mạch gặp ở nữ nhiều hơn nam. Độ tuổi dễ mắc bệnh nhất từ 40-60 tuổi. Bệnh nhân trẻ tuổi nhất mắc bệnh mà bác sĩ đã từng điều trị là 22 tuổi và lớn tuổi nhất là 70 tuổi.
U thường nằm ở vùng gốc móng dưới móng tay có thể gặp cả ở ngón chân. Ngón tay thường gặp u nhất là ngón tay cái hoặc chân cái, ngón út và ngón tay giữ. Hình dạng khối u thường giống nhau tròn trịa như con nòng nọc, trơn, ranh giới rõ ràng, nằm sát xương đốt ngón.
“Bệnh có khả năng tái phát nếu như phẫu thuật không lấy hết gốc u. Hiện bệnh chưa có cách phòng ngừa, khi có những dấu hiệu bệnh đau buốt móng cần đi khám chuyên khoa sớm để được can thiệp kịp thời”, bác sĩ Xuân Anh nói.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…