Categories: Dinh dưỡng

Măng tươi độc hại đến cỡ nào?

Thông tin Dinh dưỡng – Măng tươi là món “khoái khẩu” của rất nhiều người. Tuy nhiên, ít người biết, loại thức ăn này lại có thể gây ngộ độc, chết người.

Măng tươi có chứa một loại glycoside, tên là cyanogenic glycoside, có khả năng biến thành acid Cyanhydric (HCN ) có thể gây ngộ độc. Acid Cyanhydric hoà tan trong nước luộc, nước rửa và bay hơi theo hơi nước sôi. Ngộ độc măng chỉ xảy ra khi ta ăn măng tươi, chế biến không đúng cách, chưa loại bỏ được acid Cyanhydric. Trong măng còn có nhiều calcium oxalate khó tan có thể gây nên sỏi trong các cơ quan nội tạng. Vì vậy những người bị bệnh viêm thận, sỏi tiết niệu không nên ăn nhiều. Khuyến cáo: mỗi lần ăn măng không nên ăn quá 100g măng tươi. Khi ăn cần ngâm nước kỹ và luộc thật chín nhiều lần để loại bỏ độc tố. Cần tránh nấu măng với đậu phụ hoặc ăn măng cùng bữa với đậu phụ bởi calcium trong đậu phụ có thể kết hợp với oxalic acid trong măng, tạo thành nhiều calcium oxalate khó tan. Măng cũng có đủ các chất protid, glucid, muối khoáng, vitamin. Nhưng măng có nhiều chất xơ hơn rau và măng càng già tỷ lệ chất xơ càng cao, cứng hơn và khó tiêu hơn. Ngộ độc măng tươi: Trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp… Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Xử lý: ngay lập tức giúp nạn nhân nôn, có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Làm hô hấp nhân tạo nếu ngừng thở, đưa ngay nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Măng tươi có chứa một loại glycoside, tên là cyanogenic glycoside, có khả năng biến thành acid Cyanhydric (HCN ) có thể gây ngộ độc.

Acid Cyanhydric hoà tan trong nước luộc, nước rửa và bay hơi theo hơi nước sôi. Ngộ độc măng chỉ xảy ra khi ta ăn măng tươi, chế biến không đúng cách, chưa loại bỏ được acid Cyanhydric.

Trong măng còn có nhiều calcium oxalate khó tan có thể gây nên sỏi trong các cơ quan nội tạng. Vì vậy những người bị bệnh viêm thận, sỏi tiết niệu không nên ăn nhiều.

Khuyến cáo: mỗi lần ăn măng không nên ăn quá 100g măng tươi. Khi ăn cần ngâm nước kỹ và luộc thật chín nhiều lần để loại bỏ độc tố.

Cần tránh nấu măng với đậu phụ hoặc ăn măng cùng bữa với đậu phụ bởi calcium trong đậu phụ có thể kết hợp với oxalic acid trong măng, tạo thành nhiều calcium oxalate khó tan.

Măng cũng có đủ các chất protid, glucid, muối khoáng, vitamin. Nhưng măng có nhiều chất xơ hơn rau và măng càng già tỷ lệ chất xơ càng cao, cứng hơn và khó tiêu hơn.

Ngộ độc măng tươi: Trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp… Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê.

Xử lý: ngay lập tức giúp nạn nhân nôn, có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Làm hô hấp nhân tạo nếu ngừng thở, đưa ngay nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

4 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

5 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

5 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

6 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

6 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

6 days ago