Mới đây, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Hạnh (sinh năm 1994) bị thủy đậu khi đang mang thai.
Bệnh nhân được tiếp nhận vào khoa Truyền nhiễm hôm 13/2 vớitình trạng có sốt cao, trên da nổi nhiều nốt mọng nước và lan ra toàn thân. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc thủy đậu do bị lây từ người nhà. Do bệnh nhân mang thai lần đầu nên khi biết bị thủy đậu tỏ ra rất lo lắng.
Trao đổi với phóng viên Emdep.vn, bệnh nhân Nguyễn Thị Hạnh cho biết, hôm mùng 2 Tết, con của chị gái bên chồng có xuống chơi trong khi đang bị thủy đậu. Do quý cháu nên chị vẫn tiếp xúc và chăm sóc cháu bình thường. Ngoài ra, chị và gia đình đều nghĩ thủy đậu khó lây sang người lớn.
“Tôi biết bệnh thủy đậu có thể lây qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp nhưng không nghĩ bệnh lại dễ sang người lớn. Khi thấy cháu xuống chơi, thương cháuđang bị thủy đậu nên tôi có chơi với cháu, không ngờ bị lây bệnh dễ như vậy”, chị Hạnh chia sẻ.
Bệnh nhân mang thai 10 tuần tuổi bị mắc thủy đậu do chủ quan bệnh khó lây sang người lớn.
Theo chị Hạnh, cách đây 3 ngày (12/2), cơ thể bắt đầu có triệu chứng sốt nhẹ, nổi 1-2 nốt phỏng trên trán. Lúc đầu chị Hạnh chỉ nghĩ do mụn hoặc do nóng trong người nhưng các nốt phỏng rạ lan nhanh xuống mặt và toàn thân. Lúc này chị và gia đình rất lo lắng tức tốc nhập viện, vì lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Được biết trước đó bệnh nhân không biết tới thông tin tiêm vắc xin thủy đậu trước sinh.“Tôi không biết vắc xin phòng thủy đậu và không nhớ ngày còn bé đã từng bị hay chưa. Chỉ biết lúc còn bé,bố mẹ có đưa đi tiêm phòng nhưng không biết có tiêm thủy đậu hay không”, chị Hạnh nói.
Hiện tại, chị Hạnh đã hết sốt, sức khỏe ổn định, có thể đi lại được. Tuy nhiên, do nốt thủy đậu mọc nhiều trong họng gây khó khăn choviệc ăn uống, chỉ ăn được các thức ăn mềm.
Dù sức khỏe ổn định nhưng người mẹ trẻ lần đầu mang thai đang bị thủy đậu vẫn không ngừng lo lắngcho đứa con đang lớn lên từng ngày.
“Dù đã nhập viện điều trị, được bác sĩ tư vấn nhưng tôi vẫn còn rất lo lắng cho con. Sắp tới tôi sẽ phải đi khám Sản khoa để theo dõi thai nhicó sao không”, chị Hạnh có chia sẻ.
Bà bầu bị thủy đậu không nên quá lo lắng
Theo TS. Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai), trường hợp bệnh nhân mang bầu bị thủy đậu khi thai mới 10 tuần tuổi sẽ được theo dõi chặt chẽ và có sự phối hợp với bác sĩ sản khoa. Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, thông thường bệnh nhân sẽ tự khỏi sau 7 ngày, nguy cơ biến chứng chỉ 1%. Vì vậy bệnh nhân khi mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu mang thai cần phải theo dõi thêm, không nên quyết định hủy thai sớm.
“Bà mẹ mang thai mắc thủy đậu nếu mắc bội nhiễm sẽ có nguy cơ biến chứng bị viêm phổi, viêm màng não… 3 tháng đầu mang thai bị nhiễm khuẩn nói chung có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Tài liệu y văn có ghi chép lại, bị thủy đậu có thể gây sảy thai hoặc một số biến chứng có thể gặp phải ở thai nhi như: câm, điếc, dị tật ở não”, TS. Đỗ Duy Cường nói.
Cũng theo khẳng định của TS. Đỗ Duy Cường, tỷ lệ gặp phải biến chứng thai nhi do thủy đậu là rất nhỏ. Mọi trường hợp mang thai mắc thủy đậu phải cần có sự theo dõi kết hợp của bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm và sản khoa. Trong trường hợp có biến chứng, ảnh hưởng đến thai nhi, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân đình chỉ thai kỳ hay không.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin về vắc xin phòng thủy đậu cho bà bầu và nên tiêm thời điểm nào trước mang thai để cung cấp tới quý độc giả.
Bài tiếp theo: Bệnh nhân 38 tuổi chủ quan với bệnh thủy đậu bị biến chứng viêm phổi
(Tên bệnh nhân đã được thay đổi)
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…