Truyền nhiễm

Lưu ý khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 và những tác dụng phụ

Lưu ý khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 và những tác dụng phụ

Tiêm chủng COVID-19 là một công cụ quan trọng để giúp ngăn chặn đại dịch COVID-19, phòng ngừa mắc cho bản thân, gia đình và những người xung quanh. Vaccine Covid-19 có thể làm giảm độ nghiêm trọng của bệnh do COVID-19 gây ra.

Hiệu quả của vắc-xin phòng covid-19 đến thời điểm này không còn ai nghi ngờ. Các loại vắc-xin COVID-19 ở một số nước hầu hết đã được chứng minh có hiệu quả trong việc phòng ngừa COVID-19 trong thực tế cũng như đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng các vắc-xin COVID-19 mRNA đem lại sự bảo vệ trong các điều kiện thực tế.

Để được bảo vệ tối ưu nhất, mọi người nên tiêm tất cả liều được khuyến nghị của vắc-xin COVID-19.

Một số người đã được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ vẫn có thể mắc bệnh do không có vắc-xin nào có hiệu quả 100%. Các chuyên gia tiếp tục theo dõi và đánh giá tần suất xảy ra trường hợp này, mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh, khả năng một người đã được tiêm chủng có thể lây lan COVID-19 cho người khác.

Lưu ý khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 và những tác dụng phụ

CDC khuyến cáo nên tiêm vắc-xin COVID-19 ngay khi tới lượt.

Việc tiêm chủng COVID-19 sẽ giúp bảo vệ bản thân khỏi bị mắc COVID-19. Tuy nhiên người được tiêm có thể gặp phải một số tác dụng phụ, là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang xây dựng hàng rào bảo vệ. Các tác dụng phụ này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhưng sẽ hết sau vài ngày. Một số người không có tác dụng phụ.

Các tác dụng phụ phổ biến khi tiêm vaccine ngừa covid-19 bao gồm:

Trên cánh tay nơi được tiêm: Đau, mẩn đỏ, sưng tấy

Trên các phần còn lại của cơ thể cũng bị ảnh hưởng cụ thể: Mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn

Nếu chúng ta đã tiêm mũi thứ 2

Tác dụng phụ sau mũi tiêm thứ hai có thể nhiều hơn tác dụng phụ gặp phải sau mũi thứ nhất. Những tác dụng phụ này là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang tạo hàng rào bảo vệ, sẽ hết trong vòng vài ngày.

Khi nào thì cần gọi tới bác sĩ

Nếu tình trạng mẩn đỏ hoặc bị đau ở vị trí tiêm tồi tệ hơn sau 24 giờ

Nếu các tác dụng phụ đáng lo ngại như sốt quá cao khó hạ, sưng to tại vết tiêm, có các triệu chứng bất thường khác có vẻ không mất đi sau vài ngày

Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccin covid-19:

Tác dụng phụ của vaccine covid-19 có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nhưng sẽ biến mất sau vài ngày.

Cả vắc-xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech và vắc-xin COVID-19 của Moderna đều cần tiêm 2 mũi để được bảo vệ hiệu quả nhất. Dù gặp phải tác dụng phụ của việc tiêm vaccine mũi đầu tiên chúng ta vẫn nên tiêm tiếp mũi thứ 2 ngay khi được yêu cầu. trừ khi nhà cung cấp vắc-xin hoặc bác sĩ đề nghị không tiêm.

Vắc-xin ngừa Covid-19 của Johnson & Johnson’s Janssen (J&J/Janssen) chỉ cần tiêm 1 mũi đã được bảo vệ hiệu quả cao nhất.

Cơ thể chúng ta cần có thời gian để tạo hàng rào bảo vệ sau bất kỳ việc tiêm chủng nào. Mọi người được coi là đã tiêm chủng đầy đủ là hai tuần sau mũi tiêm thứ hai của vắc-xin COVID-19 của Pfizer-BioNtech hoặc Moderna, hoặc hai tuần sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 loại cần 1 mũi tiêm của J&J/Janssen. Nên tiếp tục sử dụng tất cả các biện pháp phòng bệnh có sẵn để bảo vệ bản thân, người xung quanh cho đến khi được tiêm chủng đầy đủ. Vẫn nên đeo khẩu trang ngay cả khi đã tiêm chủng đầy đủ, chúng ta sẽ bảo vệ được bản thân trước bệnh cúm mùa….

Lưu ý khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 và những tác dụng phụ

Yhocvn.net (Theo CDC)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Nếu đã mắc COVID-19 chúng ta có cần tiêm vắc xin nữa không?

+ 7 lầm tưởng về tiêm vắc xin COVID-19 được các chuyên gia bóc mẽ

Bác sĩ

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago