Categories: Dinh dưỡng

Lời khuyên cho chế độ ăn trong từng giai đoạn bệnh ung thư

Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với lối sống lành mạnh có thể phòng chống bệnh ung thư. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh hay phục hồi sau điều trị cũng cần có những chế độ ăn phù hợp. Dưới đây là những lời khuyên cho từng giai đoạn bệnh ung thư bạn có thể tham khảo.

Giai đoạn phòng ngừa

Một số loại thực phẩm nhất định có thể giúp cơ thể phòng chống ung thư. Bạn nên chú trọng tới một chế độ dinh dưỡng tổng thể nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao.

Những loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc và các loại hạt làm tăng hoạt động nhu động ruột, loại bỏ các chất thải. Điều này giảm thiểu tiếp xúc của các tế bào đường ruột với các chất gây ung thư tiềm năng.

Các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc,… nên được bổ sung vào chế độ ăn phòng ngừa ung thư.

Những lời khuyên cho chế độ ăn trong giai đoạn phòng ngừa bệnh ung thư:

– Ăn 3-5 bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày, tập trung vào các thực phẩm hữu cơ.

– Bổ sung nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, và các loại hạt.

– Ăn 2 bữa cá mỗi tuần, tốt nhất là cá hồi, cá ngừ và cá thu

– Hạn chế thịt đỏ không quá 510 gr/tuần.

– Hạn chế các loại thịt chế biến sẵn

– Ăn trứng và thịt gia cầm điều độ

– Hạn chế các chất béo bão hòa, thay bằng các chất béo không bão hòa đơn như dầu olive hoặc dầu hạt cải.

Giai đoạn điều trị

Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,… dù bạn sử dụng biện pháp nào thì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn. Chế độ ăn uống trong giai đoạn điều trị giúp duy trì cân nặng ổn định và hạn chế các nguy cơ tái phát ung thư.

Trong giai đoạn điều trị ung thư bạn nên bổ sung nhiều loại trái cây, rau củ.

Những lời khuyên cho chế độ ăn trong giai đoạn điều trị:

– Thường xuyên ăn các bữa ăn nhỏ, bổ sung protein và chất xơ.

– Bổ sung 50-70 gr protein/ngày.

– Bổ sung nhiều trái cây, rau củ, mì, gạo, bánh mì và các nguồn carbohydrate để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

– Bổ sung ít nhất từ 1,4-1,9 L chất lỏng/ngày (nước, trà, các đồ uống không đường hoặc ít đường).

– Nếu bạn không ăn được nhiều, có thể bổ sung nước trái cây pha loãng, rượu gừng, nước hầm xương và các loại đồ uống có chất điện giải để bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Giai đoạn phục hồi sau điều trị và ngăn ngừa tái phát

Sau quá trình điều trị bệnh ung thư, cơ thể cần được bổ sung các chất dinh dưỡng để phục hồi và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

Hiệp hội Ung thư Mỹ đưa ra lời khuyên:

– Bổ sung nhiều các loại rau, trái cây và ngũ cốc trong chế độ ăn hàng ngày.

– Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm, đồ uống có hàm lượng calo cao.

– Tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần. Tập bài tập tăng cường sức mạnh ít nhất 2 lần/tuần.

– Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.

Vi Bùi H+ (Theo Sharp)

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago