Categories: Sức khoẻ

Liên tiếp những vụ ăn quả ngô đồng phải nhập viện, chất độc chứa bên trong là gì?

Quả cây ngô đồng cảnh có tính độc nên cẩn trọng khi trồng cây này nếu trong nhà có trẻ em, vì có thể gây ngộ độc khi trẻ em không biết mà ăn vào.

Cây ngô đồng gây độc tại Nghệ An là cây vông đồng

Mới đây, hàng loạt các vụ ngộ độc của các em học sinh tại Nghệ An do ăn phải hạt ngô đồng khiến dư luận xôn xao. Quả ngô đồngcó độc như thế nào đang là mối quan tâm của nhiều phụ huynh.

Trao đổi với nhà khoa học, Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam), vị lương y này cho biết, loại cây ngô đồng gây ra các vụ ngộ độc hàng loạt cho các em học sinh có tên gọi đúng là cây vông đồng. Là một loại cây gỗ thường xanh thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae), bản địa của khu vực nhiệt đới thuộc Bắc và Nam Mỹ. Loài cây này được nhận biết nhờ có nhiều gai nhọn sẫm màu và lớp vỏ cây trơn nhẵn màu nâu.

Quả cây vông đồng đã khiến nhiều em học sinh ăn phải bị ngộ độc.

Ở nước ta, cây vông đồng (Hura crepetans L, thuộc họ Thầu dầu), Liên khu IV cũ ( Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên) thường gọi là cây Ngô đồng.

“Hạt của cây vông đồng rất độc, thường được ép làm thuốc sát trùng, trừ sâu, trị ghẻ lở. Tính độc của hạt vông đồng tương đương ba đậu (ba đậu nam). Tại một vài nơi, các ngư dân dùng nhựa mủ màu trắng sữa, có tính kiềm từ cây vông đồng để làm cho cá bị ngộ độc. Cây vông đồng có chất gây ảo giác, được gọi là Ayahuasca. Trên toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt của cây vông đồng chứa chất độc curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải”, LYĐK Bùi Đắc Sáng cho biết.

Để trẻ không ăn phải cần chú ý gì?

Ở những gia đình có trẻ nhỏ cần phải giám sát trẻ cẩn thận. Nếu nhà có trẻ nhỏ, không nên trồng loại cây này đặc biệt là khuyến cáo, nhắc nhở trẻ tuyệt đối không nên ăn quả ngô đồng.

Quả cây ngô đồng cảnh ăn phải cũng có nguy cơ bị ngộ độc.

LYĐK Bùi Đắc Sáng khuyến cáo:“Quả cây ngô đồng cảnh có tính độc nên cẩn trọng khi trồng cây này nếu trong nhà có trẻ em, vì có thể gây ngộ độc khi trẻ em không biết mà ăn vào”.

Cây ngô đồng thân gỗ hay còn gọi cây Bo rừng, Trôm đơn có tên khoa học là Firmiana simplex (L.) thuộc họ Trôm Sterculiaceae. Loại cây này thường mọc hoang trong rừng, một số nơi trồng làm cây cảnh.

Gia đình nào trồng cần phải có hàng rào xung quanh tránh để trẻ nhặt quả ăn. Mặt khác, không nên trồng ở những khu vực như trường học, nơi có nhiều trẻ em.

Cây ngô đồng thân gỗ mọc trên rừng.

Nếu có dấu hiệu ngộ độc do ăn quả ngô đồng, phải làm sao để nôn ra càng sớm càng tốt sau đó chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ có các biện pháp cứu chữa kịp thời. Tuyệt đối không tự chữa tại nhà, vì độc chất càng ngấm vào cơ thể và cơ quan nội tạng sẽ càng nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân. Do đó thời gian đưa đến bệnh viện càng sớm càng có ý nghĩa cứu chữa.

(Bài viết có sự tư vấn của Nhà khoa học, LYĐK Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam)

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

21 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

6 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

7 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago