Ráy tai được xem là vệ sĩ của cơ thể, giúp tai chống nhiễm khuẩn, ngăn bụi bẩn, côn trùng…. Vì thế lấy ráy tai không đúng cách có thể gây hại cho tai.
Ảnh minh họa
Những cách lấy ráy tai có hại
Ráy tai là chất sáp được tạo ra bởi các tuyến bã nhờn để giữ ẩm cho da trong tai, và các tế bào chết mà ống tai thải ra giống như da trên phần còn lại của cơ thể. Mặc dù có vẻ khó tin, nhưng tai bạn được thiết kế để tự làm sạch và tự đẩy ráy tai ra ngoài ống tai.
Vì vậy khi đưa tăm bông vào ống tai bạn đã làm gián đoạn quá trình bong da tự nhiên của da và có thể khiến tai tạo ra nhiều ráy hơn. Thêm vào đó, dần dần bạn có thể đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai và tạo ra khối tắc lớn bít kín ống tai khiến bạn phải đi bác sĩ.
Một số người lại dùng kẹp tóc nhỏ bằng kim loại để tự lấy ráy tai, cách này không những gây ra những tác hại như trên mà còn có thể khiến màng nhĩ bị thủng vì bị đầu nhọn chọc vào.
Những cách làm sạch tai khác nên bỏ gồm hút tai bằng nến và rửa tai bằng bơm tiêm và nước. Hút tai bằng nến – đặt một cây nến rỗng ruột vào tai, đốt cháy nó với hi vọng sức nóng sẽ tạo lực hút ráy tai ra ngoài, dễ gây lợi bất cập hại hại. Sức nóng có thể làm bỏng màng nhĩ, và sáp nến có thể mắc kẹt trong tai và gây ra nhiều vấn đề hơn. Bơm rửa tai bằng nước thoạt nghe có vẻ an toàn, nhưng thực tế nước có thể tắc lại phía sau ráy tai hoặc khiến cho ráy tai trương nở do bị ẩm.
Cách an toàn để lấy ráy tai
Có những cách an toàn có thể giúp bạn loại bỏ ráy tai. Theo BS Ana Kim Giám đốc BV Tai và mắt New York ở Mount Sinai, bạn có thể nhỏ một hai giọt hydrogen peroxid (nước ô xi già) vào tai khoảng 10 phút trước khi đi tắm. Ô xi già sẽ hóa lỏng ráy tai và khiến chúng chảy ra ngoài và sẽ trôi đi khi tắm gội. Thực hiện cách này mỗi tháng 1 lần sẽ giúp cho tai bạn được thông thoáng.
Đôi khi, da ống tai bị khô có thể khiến tăng tiết ráy tai. Nếu bị như vậy, bạn có thể nhỏ một giọt dầu khoáng vào tai hàng ngày để làm ẩm. Cách này sẽ giống như bôi kem lên da. Tuy nhiên, nếu bạn từng bị thủng màng nhĩ hoặc từng phẫu thuật thì nên bỏ qua những phương pháp này. Nhỏ ô xi già và dầu khoáng vào tai trong (phía bên kia màng nhĩ) có thể gây nhiễm trùng hoặc hoa mắt, chóng mặt. Thay vào đó hãy sử dụng một chiếc khăn để làm sạch tai ngoài (phần tai bạn có thể nhìn thấy)
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Nếu bạn là một người có nhiều ráy tai tự nhiên, bạn có thể tới bác sĩ tai mũi họng mỗi 6 tháng tới 1 năm 1 lần. Các bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ đặc biệt để loại bỏ ráy tai cho bạn một cách an toàn.
BS Cẩm Tú (Theo MSN)
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…