Categories: Sức khoẻ

Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Phơi nhiễm HIV không đồng nghĩa với việc bạn sẽ mắc phải căn bệnh thế kỷ. Để bảo vệ bản thân, bạn cần biết những thông tin dưới đây.

1. Phơi nhiễm HIV là gì?

  • Thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người khác dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV
  • Thuật ngữ dùng để chỉ bệnh nhân đang nghi ngờ nhiễm HIV
  • Thuật ngữ dùng để chỉ bệnh nhân đã bị nhiễm HIV

Bác sĩ Hoàng Hải Hà – Khoa Nội – Bệnh viện 09, cho biết nguy cơ lây nhiễm HIV chỉ xảy ra khi có tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể của người mang virus HIV.

2. Việc đầu tiên người bị phơi nhiễm HIV cần làm để bảo vệ bản thân?

  • Xét nghiệm máu
  • Uống thuốc kháng HIV (ARV)

Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết những người nằm trong diện phơi nhiễm HIV dù chưa có điều kiện xét nghiệm vẫn cần uống thuốc ARV càng sớm càng tốt.

3. Thuốc ARV giúp ngừa HIV 100% khi uống vào thời điểm nào?

  • Trong vòng 24 tiếng sau khi phơi nhiễm
  • Trong vòng 72 tiếng sau khi phơi nhiễm

Tiêu chuẩn quốc tế cho hay phác đồ này có hiệu quả ngăn ngừa HIV 100% nếu bệnh nhân điều trị trong vòng 24 tiếng sau phơi nhiễm, giảm còn 52% nếu áp dụng điều trị trong 72 tiếng và không khuyến cáo dùng nếu quá 72 tiếng sau phơi nhiễm bởi lúc này sẽ không có kết quả.

4. Phác đồ dùng thuốc ARV đối với người phơi nhiễm HIV kéo dài trong bao lâu?

  • Người phơi nhiễm chỉ cần uống một lần duy nhất
  • Uống liên tục trong vòng 28 ngày
  • Uống liên tục trong vòng 30 ngày

Theo ông Hoàng Đình Cảnh, phác đồ dùng thuốc kháng HIV (ARV) 28 ngày, được áp dụng cho những đối tượng phơi nhiễm – tức đã tiếp xúc với HIV. Những trường hợp đã bị phơi nhiễm quá 72 tiếng buộc phải chờ kết quả xét nghiệm, trong trường hợp dương tính, họ sẽ tiếp tục được điều trị theo phác đồ riêng.

5. Phụ nữ mang thai có thể điều trị phơi nhiễm HIV?

  • Đúng
  • Sai

Bác sĩ Hoàng Hải Hà – Khoa Nội – Bệnh viện 09 – cho biết phụ nữ mang thai vẫn có thể điều trị bình thường. Thực tế, ngay cả các phụ nữ là bệnh nhân HIV vẫn có thể mang thai và sinh con không bị bệnh. Họ cần được điều trị thuốc phơi nhiễm thời kỳ trước, trong khi có thai, thậm chí ngay sau khi sinh, đứa trẻ được uống thuốc để không bị lây nhiễm.

6. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị phơi nhiễm HIV?

  • Không có tác dụng phụ
  • Nôn mửa, chán ăn, sụt cân, sốt cao, lở loét toàn thân, tăng huyết áp, suy thận, gây xơ gan
  • Ngứa, gặp ác mộng, bỏng loét toàn thân, bỏng da, sốt, bỏng nước, suy hô hấp, trụy tim mạch, suy tủy

Những tác dụng phụ này còn phụ thuộc vào từng loại thuốc phơi nhiễm. Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị phơi nhiễm nhưng tùy vào xét nghiệm của các cá nhân cũng như bệnh lý, tình trạng của từng người để có loại thuốc điều trị phù hợp.

Phương Anh
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

8 hours ago

Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

8 hours ago

Mối liên hệ giữa các bệnh về dị ứng và hệ vi sinh đường ruột

Theo kết quả từ các số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy…

9 hours ago

Mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một căn bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến…

11 hours ago

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược dạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

1 day ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

2 days ago