Categories: Tin tức y học

Kỳ án 77 Hàng Gai: Nhiều sai phạm của các cơ quan tố tụng trong qua trình điều tra, kết án

Trong kỳ án 77 Hàng Gai, sự việc những tưởng như đơn giản nhưng không hiểu vì lý do hay có khuất tất gì trong vụ việc này mà cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội và Viện Kiểm sát TP. Hà Nội thời đó đã “để quên” quá nhiều tình tiết trong vụ án và đi ngược với tinh thần luật pháp với  hướng suy luận theo chiều  có hại cho ông Tuấn và bà Thanh để rồi đẩy ông Tuấn bà Thanh đến vòng tù tội!

Quyết định khởi tố bị can của Công an Tp. Hà Nội theo lời khai của Mỹ

Khai như nào, “xào” như thế?

Ngày 6/7/1994, tại Công an Quận Ba đình, Mỹ khai rằng: So sánh hàng tồn mà ông Tuấn nhận của Mỹ giao ngày 7/9 với biên bản kiểm kê hàng ngày 28/12 thì còn thiếu hụt 8 chủng loại hàng và Mỹ yêu cầu ông Tuấn bồi thường 43.000 USD. Nhưng vì trước đó Mỹ và bà Thanh con gái ông Tuấn đã thanh toán tiền gốc của 579 kiện hàng vào nga17/9/1992 và sau đó đối chiếu sổ sách Mỹ còn nợ gia đình ông Tuấn 17.830 USD nên Tuấn còn phải bồi thường 25.150 USD.

Tuy nhiên, khi vụ án được chuyển lên Công an TP. Hà Nội thì lời khai đã đi theo chiều hướng khác hoàn toàn khi Mỹ khai rằng số hàng thất thoát là 80 kiện trong đó có 74 kiện nguyên và 6 kiện rời. tổng giá trị số hàng lên đến 139,200 USD và Mỹ yêu cầu  gia đình ông Tuấn phải bồi thường số tiền trên

Không biết sau khi có được lời khai của Mỹ, Công an Hà Nội đã làm những động thái gì, phương pháp điều tra, tính toán nào không? có vẻ như không! Vì, “Được lời như cởi tấm lòng” họ đã ra quyết định khởi tố bị can với ông Tuấn và bà Thanh với tội danh “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân” với đúng 100% số tiền trên!!!

Cáo trạng của viện KSND TP. Hà Nội “tát nước theo mưa” theo “tinh thần” của quyết định khởi tố

Và, Viện KSND TP. Hà Nội có lẽ đã đặt toàn bộ niềm tin vào bên Công an “chuẩn không cần chỉnh”?! Và vì lẽ đó, có thể họ cũng chẳng cần tính toán, xem xét điều tra làm gì mà “tát nước theo mưa” ra luôn cáo trạng truy tố đúng tội danh, buộc bồi thường đúng số tiền trên và cộng với lãi suất theo qui định nhà nước?!

Nhiều khuất tất đã bị bỏ qua không được làm rõ.

Biên bản kiểm kê bàn giao ngày 7/9/1992

Trong quá trình điều tra, các cơ quan điều tra đã tắc trách bỏ qua hoặc cố ý bỏ qua, không phân tích làm rõ nhiều tình tiết trong hồ sơ cũng như nhiều khuất tất của những người trong cuộc.

Thứ 1. Theo như lời khai, ngày 7/9/1992 Mỹ bàn giao cho ông Tuấn 80 kiện hàng, sau đó về Việt Nam, ngày 17/9/1992 tại Hà Nội Mỹ đã thanh toán tiền hàng cho bà Thanh.

Trong biên bản thanh toán hợp đồng mua bán từ ngày 20/12/1991 đến ngày 5/6/1992 có 4 người làm chứng, tại biên bản này 2 bên đã thống nhất: Chị Thanh bỏ tiền gốc ra mua số hàng trị giá tổng cộng 5.309 tờ 100 USD (530.900 USD), Mỹ đã thanh toán cho chị Thanh 5.131 tờ 100 USD (513.100 USD) còn nợ chị Thanh 178 tờ 100USSD (17.800 USD).

Về hàng tồn biên bản nêu rõ hai bên tính toán theo sổ sách của anh Mỹ (bên B) báo là 1.392 tờ 100 USD ( 139.200 USD) nhưng còn nhiều thắc mắc, hai bên chưa thống nhât được.

Biên bản cũng nêu rõ “Mọi thanh toán tiền vốn là xong. Còn số hàng tồn, anh Tuấn bố chị Thanh đang quản, hai gia đình sẽ cố gắng giải quyết để tính toán các chi phí ở Liên Xô và lãi”

Vậy tiền vốn đã thanh toán xong là của những lô hàng nào? Hàng tồn là lô hàng nào? Đã thanh toán vốn chưa? Nếu chưa thanh toán thì đây hiển nhiên vẫn là là tài sản chung của hai gia đình và vì vậy số tiền (vốn) hàng này hiển nhiên thuộc về gia đình ông Tuấn bà Thanh. Kể cả, nếu đã thanh toán xong vốn rồi thì vẫn là trách nhiệm của hai gia đình vì chưa thanh toán xong chi phí, lãi, lỗ. Đó là bởi vì theo thỏa thuận được ghi rõ trong hợp đồng “gia đình ông Tuấn sẽ thu gom quần áo từ Việt Nam gửi sang Nga để Nguyễn Huy Mỹ bán. Mọi chi phí bên Việt Nam ông Tuấn chịu, bên Nga Mỹ chịu. Trừ vốn và chi phí, lãi cùng hưởng, lỗ cùng chịu

Cơ quan điều tra cũng chẳng buồn làm rõ chuyện này?!

Thứ 2. Ngày 24/12/1992 ông Tuấn về Việt Nam vì hết hạn visa nên đã giao lại kho và chìa khóa kho cho Nguyễn Kim Thành cùng một bản thống kê số hàng tồn. Đến ngày 28/12/1992 Thành đã gọi bà Hồng vợ của Mỹ đến kiểm kê và bàn giao kho hàng có cả Mai em bà Hồng cùng kiểm kê. Trong biên bản kiểm kê có 4 người là Tuấn + Thành, Hồng + Mai, nhưng Tuấn đã về Việt Nam từ trước đó 4 ngày thì làm sao kiểm kê cùng 3 người trên được? trừ khi biên bản đó là của ông Tuấn đã ký sẵn gửi lại cho Thành nhờ Thành kiểm kê giao lại cho Mỹ.

Sự việc rõ ràng như vậy tại sao Thành lại không thừa nhận việc nhận hàng từ ông Tuấn và không thừa nhận là đã tiến hành kiểm kê kho hôm 28/12 (kết quả giám định chữ viết trong bản kiểm kê là chữ của Thành). Theo lời khai của bà Hồng tại cơ quan điều tra ngày 2/3/1993 thì có việc kiểm kê ngày 28/12/1992 giữa bà Hồng, Thành và Mai và bà Hồng có ký vào bản kiểm kê. Tại sao các cơ quan tố tụng không làm rõ sự khuất tất này?.

Biên bản kiểm kê 28/12/1992 

Đã không làm rõ, VKS cố ý lấy lời khai dối tra đó làm chứng cứ buộc tội gia đình ông Tuấn

Cáo trạng số 187/KCDT nêu: Quá trình điều tra chị Nguyễn Kim Thành (cháu vợ Tuấn) khẳng định: “ chị chưa bao giờ được ông Tuấn giao cho bất cứ loại hàng hóa nào đê nhờ chị Thành giao lại cho gia đình ông Mỹ..”

Tại bản giám định số 937/C21 (P4) ngày 5/9/1995 Viện khoa học hình sự Bộ Nội vụ kết luận: “không đủ cơ sở kết luận chữ ký mang tên Hồng trong bản kiểm kê hàng ngay 28/12/1992 là của chị Đoàn Minh Hồng”.

Những cáo buộc trên đây của VKS Hà Nội đã không điều tra làm rõ những khuất tất, không suy xét theo chiều hướng có lợi cho bị cáo theo đúng luật mà thể hiện rõ ý chí cố ý đẩy gia đình ông Tuấn vào tù.

Thứ 3. Theo lời khai của ông Tuấn trong thời gian ông trông hàng, Mai có đến lấy hàng để bán và Mai cũng có chìa khóa kho và cả chìa khóa cửa ngoài (trước khi vào kho), trong biên bản kiểm kê hàng ngày 28/12/1992 cũng có Mai tại sao cơ quan điều tra lại bỏ qua không triệu tập Mai lấy lời khai?

 Thứ 4. So sánh số liệu trên 2 bản kiểm kê ngay 7/9 và 28/12 thì có nhiều chủng loại hàng không giống nhau, số lượng cũng chênh lệch, biên bản ngày 28/12 có ghi 8 bịch hàng nhưng không ghi rõ là hàng gì, chủng loại, số lượng.

Như vây 2 biên bản kiểm kê trên có liên quan gì đến nhau không? Nếu có thì tại sao lại không đồng nhất. Tại sao 8 bịch không ghi hàng mà lại tính được hàng thiếu hụt? Hàng thiếu hụt đó (nếu có) thì Thành và Mai có phải chịu trách nhiệm không? Có hay không việc Mai và Thành lấy trộm hàng đi bán?. Hoặc Thành, Mai lấy hàng đắt tiền đi bán rồi mang hàng rẻ tiền về hoặc san hàng khó bán nhét vào 8 bịch kia để bù vào hàng đã lấy trộm bán?

Nếu số hàng hóa ở 2 bản kiểm kê không đồng nhất thì số hàng ở bản kiểm kê ngày 28/12 là của ai? Tại sao Mỹ lại đồng ý nhận lại? tại biên bản ngày 8/1/1994 tại 40 Hàng Bài, Mỹ không thắc mắc gì, mà ghi nhận sẵn sàng nhận lại số hàng để giải quyết với điều kiện ông Tuấn ủy quyền cho Thành cùng kiểm tra lại. Nếu trong 1-2 tháng mà Thành không đến thì Mỹ sẽ nhận lại trước sự chứng kiến của cơ quan Pháp luật.

Thứ 5. Cơ quan điều tra Công an khởi tố theo lời khai của Mỹ với số tiền chiếm đoạt 139,200 USD là hoàn toàn sai vì chưa hề làm rõ số tiền này là tiền gốc hàng gửi của gia đình ông Tuấn hay tiền được tính theo giá trị bán hàng của Mỹ tại Nga.

Nếu đúng là ông Tuấn có chiếm đoạt theo lời khai của Mỹ thì con số đó cũng phải trừ đi 17.800 USD Mỹ còn nợ ông Tuấn, ngoài ra còn phải tính các khoản lỗ, lãi để giảm hoặc cộng vào do đó con số 139.200 đưa ra khởi tố là hoàn toàn sai.

Thứ 6. Tòa sơ thẩm TP. Hà Nội đã bác một phần cáo trạng của VKS, căn cứ vào lời khai của Mỹ tại công an quận Ba đình đê xác định 8 chủng loại hàng thiếu là 43.000 USD và từ đó buộc tội ông Tuấn chiếm đoạt số tiền trên là trái luật vì không có đủ bằng chứng chứng minh. Trong khi đó tại biên bản thanh toán ngày 9/9/1993 giữa bà Thanh và Mỹ, và biên bản ngày 8/1/1994  Mỹ cũng không thắc mắc gì về vấn đề hàng thiếu hụt. Vậy hàng thiếu hụt đó từ đâu mà ra? Giá gốc và giá bán ra sao? Lãi, lỗ thế nào?

Từ những vấn đề được nêu trên cho thấy các cơ quan tố tụng đã tắc trách, sai phạm hoặc cố ý sai phạm làm sai lệch hồ sơ truy tố và kết án oan người vô tội.

Bài 3. Từ bản án oan sai đến ánh sáng công lý

Huy Nguyễn

 

 

 

Nguồn: Báo Tầm Nhìn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago