“Cô Vương mắc bệnh ung thư, không lâu sau các thành viên khác trong gia đình cũng mắc bệnh này. Cả gia đình ba người đều mắc bệnh.”
Ngày 26 tháng 11 năm 2015 đài truyền hình Bắc Kinh đã phát sóng chương trình sức khoẻ “gia đình ung thư” đã phản ánh được một góc của tảng băng chìm. Ngày nay ngày càng có nhiều “gia đình ung thư” xuất hiện.
Có thể bạn sẽ nói, những gia đình như vậy chắc chắn là có thói quen không tốt hoặc có bệnh di truyền. Nhưng thực ra họ không có thói quen xấu, cũng chẳng có bệnh di truyền. Họ mắc bệnh ung thư chỉ là do họ đã sử dụng thớt không hợp vệ sinh. Chính điều này đã khiến mầm hoạ thâm nhập vào qua đường ăn uống, dẫn đến cả nhà liên tiếp bị ung thư.
Cảnh giác với thớt!
Có gia đình nào mà không sử dụng thớt? Vì thế mà phòng dịch vi khuẩn từ trên mặt thớt là điều vô cùng quan trọng mà mọi người đều cần lưu ý!
Hãy tìm hiểu về 3 loại thớt khá thịnh hành hiện nay.
1. Thớt gỗ: chất liệu rất dày, độ bền cao, thích hợp để băm thịt hoặc chặt cá, thực phẩm cứng. Mặt khác loại thớt này không chứa fooc-man-đê-hit, nhưng nhược điểm là khó rửa sạch, tính hút nước cao, lâu khô, nếu để thời gian dài trong môi trường ẩm ướt sẽ dễ dàng nổi mốc. Trong các loại thớt như thớt gỗ liễu, thớt gỗ tùng, thớt gỗ du…thì thớt làm từ gỗ liễu là tốt nhất, được ngâm trong dầu thực vật 2 giờ, khó nứt vỡ, có thể nửa tháng vệ sinh 1 lần.
2. Thớt trúc: đa số là được ghép lại, nên khó tránh khỏi có chứa fooc-man-đê-hit. Khi sử dụng không chịu được tác động mạnh. Nếu bạn mua loại thớt này, tốt nhất hãy chọn mua một hãng có tiếng, vì khi chế tạo thớt họ dùng keo dán có thành phần fooc-man-đê-hit tương đối thấp. Chất này khi xâm nhập vào thực phẩm, người ăn phải sẽ dẫn đến loét dạ dày, thậm chí là thủng, bục dạ dày.
3. Thớt nhựa: khá nhẹ, dễ dàng mang theo, nhưng phần lớn là do các anken, polyetylen tạo thành. Khi có nhiệt độ cao sẽ nóng chảy và sản sinh mùi nhựa. Loại thớt không đạt tiêu chuẩn còn tiết ra các chất hoá học có hại với cơ thể. Cho nên loại thớt này chỉ thích hợp thái các loại rau tươi và hoa quả.
Trong 3 loại thớt đã giới thiệu ở trên bạn không hề thấy xuất hiện nhân tố gây ung thư đúng không? Đừng vội, bây giờ chúng ta hãy cùng xem nhé!
Nhân tố gây ung thư trên thớt chủ yếu là các loại nấm do các cặn thức ăn thừa trên mặt thớt biến chất tạo thành. Trong đó độc tố nấm mốc là đáng sợ nhất và là nhân tố cấp 1 dẫn đến ung thư. Nếu một lần chỉ cần nuốt phải 1 mg độc tố này cũng có thể gây ra ung thư, và 20mg có thể gây tử vong.
4 từ “gia đình ung thư” mà bài viết đề cập tới phần mở đầu chính là muốn nói do thớt dùng trong gia đình vệ sinh không sạch để độc tố nấm mốc có cơ hội thâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Các bạn thân mến, đến đây bạn có nhận ra điều gì không? Thớt trong nhà nhất định phải rửa thật sạch, không được để nảy sinh mầm mống cái chết.
Nhưng chỉ rửa bình thường thì không thể rửa sạch hết độc tố nấm mốc, chúng rất giỏi chịu nhiệt độ cao, cần phải trên 280 độ C mới có thể tiêu diệt chúng. Nếu bạn chỉ dùng nước sôi 100 độ C thì chẳng có tác dụng gì với chúng.
Nhưng nấm mốc không chịu được kiềm, bạn chỉ cần dùng chất có tính kiềm mạnh là có thể diệt trừ chúng rồi!
Phương pháp làm sách thớt hàng ngày:
1. Sử dụng dấm để rửa và khử trùng cho thớt. Thớt khi đã dùng để cắt cá, thịt thường sẽ lưu lại trên đó mùi tanh rất khó làm sạch. Lúc này chúng ta chỉ cần dùng giấm ăn hàng ngày liền có thể làm mất đi mùi tanh hôi. Đổ một ít giấm lên mặ thớt, dùng chiếc giẻ sạch để lau vài lần, sau đó rửa lại bằng nước sạch, đặt thớt lên vị trí sạch sẽ thoáng mát là được.
2. Dùng nước sôi để khử trùng. Sau khi sử dụng thớt, nếu như bạn muốn vệ sinh thớt. Sử dụng nước lã để làm sạch những vết bẩn bám trên bề mặt, sau đó có thể dùng nước đun sôi để rửa sạch thớt như vậy có tác dụng khử trùng vi khuẩn và những vết bẩn. Thớt đã được rửa sạch phơi nơi thoáng mát để làm khô.
3. Dùng muối ăn để làm sạch và khử trùng. Làm ướt thớt, rắc một lớp muối mỏng lên bề mặt, để chừng nửa tiếng sau rửa sạch, như vậy có thể diệt được rất nhiều vi khuẩn đảm bảo thớt vệ sinh sạch sẽ.
4. Dùng gừng tươi để khử trùng. Chỉ cần một mẩu gừng tươi nhỏ chà xát lên mặt thớt sau khi đã rửa qua một lần. Sau đó lại dùng nước sạch rửa sạch, rồi lại chà xát thêm một lần nữa. Làm vài lần như vậy là có thể loại bỏ mùi tanh bám trên thớt.
5. Phơi dưới nắng to. Nếu như thời tiết tốt, có thể lấy thớt ra phơi dưới nắng to. Tia UV không những sẽ giúp diệt được vô số vi khuẩn, hơn nữa còn có thể loại bỏ được nước ẩm ướt tích lũy ở trong thớt giữ cho thớt luôn sạch sẽ và khô ráo.
6. Sử dụng riêng thớt chuyên biệt. Nếu như có điều kiện tốt nhất nên có hai chiếc thớt để dùng, một chiếc thái đồ sống một chiếc thái đồ chín, như vậy có thể phòng tránh vi khuẩn lây nhiễm chéo.
Video: Tận mắt xem các tế bào ung thư lan khắp cơ thể
Quỳnh Chi
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…