Đau xương ức, đau họng sau uống thuốc
Mới đây, một bệnh nhân nữ 55 tuổi ở Tây Ninh phải nhập viện sau khi uống thuốc. Được biết, bệnh nhân này uống 5 loại thuốc. Sau khi uống phát hiện cơn đau xương ức và đau họng. 5 loại thuốc mà người này uống chữa tăng huyết áp và đau đầu.
Tại bệnh viện, qua nội soi, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị mắc vỏ thuốc ở niêm mạc thực quản. Thậm chí, vỏ vỉ thuốc còn đâm xuyên niêm mạc thực quản. Các bác sĩ đã dùng dụng cụ gắp dị vật này ra ngoài.
Đây là bệnh nhân may mắn do được đưa đến bệnh viện kịp thời, chưa có biến chứng loét hay thủng thực quản. Hầu hết dị vật có thể ra ngoài qua hậu môn. Nhưng trường hợp này là vỉ thuốc quá nhọn nên mắc ở thực quản.
(Ảnh minh họa)
Mải xem tivi, uống thuốc chưa bóc vỉ
Hồi năm 2012, anh Anh Dũng (Hưng Yên) phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Trước đó, anh Dũng được chẩn đoán sưng nướu răng và mua thuốc uống điều trị. Tuy nhiên, khi chuẩn bị uống thì anh Dũng mải xem tivi nên không hề biết thuốc chưa bóc vỏ bên ngoài.
Sau khi uống xong, anh Dũng bị đau bụng, khó thở, tràn dịch phổi. Sau đó bệnh nhân được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ đã mổ thông dạ dày, dẫn lưu màng phổi.
Các bác sĩ cho hay, vỏ vỉ thuốc cứng, nhọn, sắc nên các bệnh nhân phải được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Vỉ thuốc cắm sâu vào thực quản
Hồi năm 2015, bệnh nhân V.T.B.H (Tp.HCM) cấp cứu với triệu chứng khó nuốt, đau họng dữ dội. Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện, một viên thuốc còn nguyên vỉ ở trong cổ họng. Vỉ thuốc này có kích thước 1x2cm, có cạnh sắc. Các bác sĩ đã dùng dụng cụ gắp ra khỏi thực quản.
Theo các bác sĩ, có trường hợp, vỉ thuốc này sẽ rơi xuống dạ dày. Tuy nhiên, do tác động co bóp, các vỉ này sẽ cắm sâu vào thực quản gây chảy máu.
Mải chăm con, uống thuốc nguyên vỏ
Hồi năm 2007, một bệnh nhân sinh năm 1968 đã phải nhập viện do uống thuốc kèm vỉ nên bị đâm vào thực quản. Theo lời bệnh nhân, trong khi đang chăm con thì uống thuốc nên không để ý dẫn đến sự việc này. Mảnh vỉ bằng nhôm nhẹ có 4 đầu nhọn, kích thước nhỏ nhưng vẫn đâm vào thành thực quản.
Qua nội soi, các bác sĩ phát hiện dị vật trên và đã gắp ra cho bệnh nhân để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Anh Minh (tổng hợp)
Nguồn: Emdep
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…