Nội tiết

Khuyến cáo: Bệnh nhân tiểu đường týp II tuyệt đối không bỏ ăn sáng

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy người bình thường không ăn sáng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường týp II, bỏ ăn sáng khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.

Kết quả nghiên cứu của ĐH Illinois (Chicago, Mỹ) cho thấy thức đêm có liên quan tới chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn ở những người bị tiểu đường týp II. Tương tự khi ăn sáng muộn hơn cũng ảnh hưởng tới mối liên quan này.

Béo phì và bệnh tiểu đường týp II

Thống kê cho thấy đa số những người béo phì bị tiểu đường týp II. Trong đó người thường thức khuya và dậy muộn có liên quan tới nguy cơ béo phì nhưng vẫn còn rất ít các nghiên cứu khoa học nghiên cứu hiện tượng này ở người bị tiểu đường týp II.

Với lý do trên, các nhà nghiên cứu do Sirimon Reutrakul đã đi tiên phong khi xác định xem thói quen thức khuya và dậy muộn ở những người bị tiểu đường týp II có liên quan đến tăng nguy cơ có BMI cao hơn hay không? Trường hợp có liên quan thì yếu tố cụ thể nào về thói quen này làm tăng nguy cơ.

Để có được kết quả, Reutrakul và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 210 công nhân không phải làm ca sinh sống tại Thái Lan bị tiểu đường týp II.

Qua đó, thói quen ngủ sớm, dậy sớm & thức khuya, dậy muộn được đánh giá qua một bảng hỏi tập trung vào thời gian thức dậy và đi ngủ, thời điểm luyện tập trong ngày, tham gia hoạt động tinh thần như đọc sách, làm việc…

Ngoài ra, những người tham gia còn được hỏi về thời gian ăn, lượng calo trong ngày qua báo cáo về thực phẩm sử dụng hàng ngày. Tiếp theo chỉ số cân nặng được đưa ra và BMI được tính cho mỗi người tham gia. Đối với thời gian và chất lượng giấc ngủ sẽ được tính bằng cách tự báo cáo và trả lời bảng hỏi. Các con số cho thấy thời gian ngủ trung bình tự báo cáo là 5,5 giờ/tối. Trung bình, những người tham gia sử dụng 1,103kcal/ngày.

Khuyến cáo

Theo cách tính, BMI trung bình ở những người tham gia là 28,4kg/m2 được coi là thừa cân. Trong số những người tham gia, người có thói quen thức khuya, dậy muộn là 97 và số người có thói quen ngủ sớm, dậy sớm là 113.

Đối với những người có thói quen ngủ sớm dậy sớm sáng ăn bữa sáng trong khoảng thời gian từ 7 giờ tới 8h30 sáng. Những người có thói quen thức khuya, dậy muộn ăn bữa sáng lúc 7 giờ 30 tới 9 giờ sáng (thời gian chậm hơn 30 phút).

Đặc biệt những người tham gia với thói quen ngủ sớm, dậy sớm có thời gian ăn sớm hơn, bao gồm bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và bữa cuối cùng.

Từ các chỉ số trên, các nhà nghiên cứu nhận thấy người có thói quen thức khuya, dậy muộn có liên quan tới BMI cao hơn. Việc hấp thu calo và thời gian ăn bữa trưa, bữa tối không liên quan tới BMI cao hơn.

Ngược lại người có thói quen ngủ sớm, dậy sớm có liên quan tới thời gian ăn sáng sớm hơn và giảm 0.37 kg/m2 BMI. Qua đó các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên dậy muộn, bỏ ăn sáng. Đặc biệt bệnh nhân bị bệnh tiểu đường týp II nên dậy sớm và tuyệt đối không được bỏ bữa sáng để đảm bảo sức khỏe.

Khuyến cáo: Bệnh nhân tiểu đường týp II tuyêt đối không bỏ ăn sáng

Theo Univadis/THS & Soha.vn

adminyhoc

Recent Posts

Cách phân biệt mẩn ngứa do gan và mẩn ngứa thông thường

Mẩn ngứa là hiện tượng tự nhiên gây ra những phiền toái ảnh hưởng đến…

16 hours ago

Đau hạ sườn phải cảnh báo bệnh về gan

Trong hệ thống tiêu hoá, gan nằm gần hạ sườn bên phải vì vậy loại…

5 days ago

Cảnh báo bệnh gan qua màu phân bất thường

Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…

6 days ago

Vì sao tỷ lệ gan nhiễm mỡ tập trung cao nhất ở tuổi trung niên

Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…

7 days ago

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

1 week ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 weeks ago