Sahara, sa mạc lớn nhất và là hoang mạc lớn thứ 3 thế giới đã bước vào những ngày phủ băng tuyết trắng xóa.
Sahara, sa mạc nổi tiếng và lớn nhất thế giới có tuổi đời lên đến 2,5 triệu năm. Nơi đây từ lâu đã được biết đến với khí hậu ẩm khô, những triền cát mênh mông và nguồn nước cực kì khan hiếm. Khí hậu khô cằn khiến sự sống tại đây trở nên thiếu thốn.
Tuy nhiên, vào 20/1 vừa qua, tuyết đã rơi dày đặc trên sa mạc Sahara sau khi gió lạnh tràn về thị trấn Ain Sefra. Thậm chí có nơi tuyết dày đến gần 1m khiến nhiều người thích thú đùa giỡn và trượt tuyết ngay tại nơi từng là sa mạc nóng nhất thế giới.
Hiện tượng đặc biệt khiến nơi đây thu hút lượng du khách tăng đột biến.
Nhiếp ảnh gia Sekkouri Kamel (38 tuổi) – người chụp lại những bức ảnh đặc biệt này cho hay: “Tuyết đã bắt đầu rơi dày từ 1g30ph sáng 20/1. Thậm chí có nơi tuyết dày đến 1m. Vào dịp Giáng Sinh, nơi đây cũng xuất hiện tuyết rơi song chỉ lác đác”.
Được biết, lần cuối cùng sa mạc Sahara có tuyết rơi là vào năm 1979 tức là cách đây khoảng 38 năm. Cụ thể hơn, vào ngày 18/2/1979 đã xuất hiện một trận mưa tuyết khoảng 30 phút khiến bề mặt sa mạc được bao phủ bởi một lớp tuyết mỏng.
38 năm sau, hiện tượng đặc biệt này một lần nữa diễn ra, nhưng tuyết rơi ngày càng nhiều hơn. Thậm chí, các bé có thể thoải mái đùa nghịch ngay trên chính những cồn cát của sa mạc. Được biết, đây là lần đầu tiên tuyết rơi nhiều và dày nhất tại Sahara. Chính hiện tượng đặc biệt này đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhiều nhiếp ảnh gia lẫn du khách.
Màu đỏ của cát hòa cùng màu trắng của tuyết tạo nên khung cảnh tuyệt diệu.
Ảnh: Sekkouri Kamel
Theo Thethaovanhoa
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…