Categories: Hỏi đáp y học

Không rụng trứng dù vẫn có “đèn đỏ”: Nguyên nhân tiềm ẩn gây vô sinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng không rụng trứng như thông thường có thể là do trứng quá nhỏ.

Chào bác sĩ, em muốn hỏi làm sao để cải thiện tình trạng không rụng trứng? Hàng tháng, em vẫn có kinh nguyệt đều đặn. Nhưng sau 8 tháng “tự do” mà vẫn chưa có bầu thì em đã đi khám, canh trứng. Kết quả là 2 tháng liền em không rụng trứng. Bác sĩ hẹn nếu tháng tới vẫn không rụng trứng thì sẽ kích trứng. Bác sĩ cho em hỏi, tại sao em có kinh nguyệt mà vẫn không rụng trứng và có cách nào khắc phục tình trạng này không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Lam Anh)
Trả lời:
Bạn Lam Anh thân mến!
Không rụng trứng cho dù có kinh nguyệt đều đặn có thể là điều khó tin nhưng nó lại xảy ra với một số chị em. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chị em không thể thụ thai, dẫn đến vô sinh.
Bình thường, hàng tháng, ở buồng trứng của người phụ nữ sẽ có một trứng trưởng thành. Sau khi “lớn” đến mức độ nhất định, trứng rụng xuống. Nếu trứng gặp và thụ tinh với trùng sẽ phát triển thành phôi thai, còn nếu không sẽ tự tan biến và ra ngoài cùng với lớp niêm mạc bong ra, gọi là chu kì kinh nguyệt.

Nguyên nhân gây ra tình trạng không rụng trứng như thông thường có thể là do trứng quá nhỏ. Ảnh minh họa

Bạn không phải là người duy nhất không rụng trứng dù có kinh nguyệt hàng tháng. Nhiều chị em sau khi không thụ thai đã đi canh trứng nhưng phát hiện không có trứng, đây được gọi là chu kì kinh nguyệt không phóng noãn. Nguyên nhân gây ra tình trạng không rụng trứng như thông thường có thể là do trứng quá nhỏ, không trưởng thành và đủ “chín” để rụng. Trong khi đó, niêm mạc tử cung vẫn dày lên, bong ra nên vẫn tạo thành kinh nguyệt.
Tại sao trứng lại không thể “lớn” đủ để rụng xuống? Để biết chính xác được nguyên nhân tại sao, bạn cần phải đi khám chuyên sản phụ khoa, làm các xét nghiệm cần thiết. Thông thường, nguyên nhân chung là do rối loạn hoạt động của buồng trứng khiến trứng không rụng được tự nhiên. Những thói quen ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc… hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng. Do vậy, chỉ có đi khám, làm xét nghiệm tại những bệnh viện, cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa mới có thể tìm hiểu, phát hiện chính xác nhất các vấn đề liên quan đến bệnh của bạn.
Kích trứng là một cách để trứng phát triển, rụng và thụ thai. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ tình trạng này liên quan đến bệnh lý nguy hiểm nào, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị kịp thời cho bạn.
Chúc bạn vui khỏe!

Nguồn: Afamily

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

19 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

19 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago