Categories: Tin tức y học

Không nhai thuốc khi uống

Tin tức y học – Tự nhiên ông Nam thấy mình bị mờ hẳn một bên mắt phải. Bịt mắt trái vào ông hầu như không nhìn thấy gì ở con mắt bên kia.

Tự nhiên ông Nam thấy mình bị mờ hẳn một bên mắt phải. Bịt mắt trái vào ông hầu như không nhìn thấy gì ở con mắt bên kia. Đi khám bác sĩ cho biết ông bị viêm màng bồ đào, rồi kê đơn thuốc gồm thuốc tiêm (corticoid) và thuốc uống (kháng sinh, thuốc bổ mắt) điều trị cho ông.

Nhà xa, không tiện đến bệnh viện để tiêm hàng ngày, nên ông mang thuốc ra trạm y tế xã  nhờ bác sĩ ở đây tiêm giúp. Cũng như mọi sáng, hôm nay ông Nam ăn sáng xong nhưng chưa kịp uống thuốc kháng sinh ở nhà, ông lấy ngay lọ thuốc tiêm và cả vỉ thuốc kháng sinh đến trạm để uống luôn thể.

Không bẻ nhỏ, nghiền hoặc nhai thuốc.

Tiêm xong, ông xin cô trạm trưởng cốc nước, rồi lần trong túi vỉ kháng sinh, bóc ra lấy 1 viên, đưa vào miệng nhai công cốc… rồi chiêu với nước.Thấy vậy, cô trạm trưởng lấy làm ngạc nhiên lắm:

– Ông uống thuốc gì mà lại nhai ra như thế?

– Thuốc kháng sinh cô ạ. Đây cô xem, ngoài thuốc tiêm ra, bác sĩ ở bệnh viện còn cho tôi uống thêm cả thuốc kháng sinh nữa. Khi uống bất cứ loại thuốc nào tôi cứ nhai ra cho dễ uống…

Thấy quan niệm của ông Nam về uống thuốc như vậy nhiều khi sẽ rất nguy hiểm nên cô trạm trưởng giải thích:

– Bác ơi, việc uống thuốc không chỉ cần đủ liều lượng, đúng giờ, đủ ngày là được, mà uống như thế nào cũng rất quan trọng. Đối với loại thuốc viên nén, ngoài viên nén trần, nhiều thuốc còn được sản xuất có lớp vỏ bọc bên ngoài. Vỏ bọc có thể là đường hoặc lớp phim mỏng… Các lớp vỏ này cần thiết cho dược chất phát huy đúng tác dụng hoặc tránh gây kích ứng thực quản khi uống hoặc bảo vệ dược chất khi nó đi qua dạ dày (không cho acid của dạ dày phá hủy vì nó cần dược giải phóng ở khu vực thấp hơn trong ống tiêu hóa như phát huy tác dụng ở ruột non chẳng hạn). Vì vậy, việc cắt vụn viên thuốc (bẻ nhỏ, nghiền nát, nhai thuốc, tự chia liều…) thành các mảnh nhỏ đồng nghĩa với việc dược chất được giải phóng trước thời điểm đáng lẽ cần phát huy tác dụng. Việc này có thể dẫn đến quá liều, gây viêm loét (kích ứng) thực quản hoặc thuốc không mang lại tác dụng như mong muốn…

Với các lý do như vậy, nên hầu hết các thuốc viên khi uống cần phải nuốt nguyên viên thuốc. Đối với viên thuốc kháng sinh của bác đang uống cũng vậy, cần phải nuốt nguyên viên thì mới đảm bảo được tác dụng điều trị bệnh của bác. Rồi cô trạm trưởng nhấn mạnh:  Để uống thuốc thế nào cho đúng, tốt nhất khi được kê đơn người bệnh nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Nghe cô trạm trưởng giải thích kỹ, ông Nam đã hiểu ra, nên từ đó ông đã rút kinh nghiệm, uống thuốc cả viên với nước.

Bảo Lâm

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago