Nhưng giấc ngủ cũng rất quan trọng trong việc duy trì một cân nặng lý tưởng và hỗ trợ giảm cân lành mạnh. Giấc ngủ có ảnh hưởng như thế nào đối với giảm cân?
Giấc ngủ cũng rất quan trọng trong việc duy trì một cân nặng lý tưởng |
1. Đào thải chất độc
Không phải là trùng hợp khi hầu hết mọi người đều muốn đi vệ sinh vào buổi sáng. Khi chúng ta ngủ, gan thanh lọc chất độc, hooc-môn thừa và các chất chuyển hóa bị đào thải ra ngoài.
Cùng lúc, ruột già sẽ tạo ra chất thải dạng rắn để những thứ trên có thể đi ra khỏi cơ thể dễ dàng. Khi thức dậy vào buổi sáng (hoặc sau đó), cơ thể của bạn cần phải giải phóng chất thải ra ngoài.
Nếu chúng ta không ngủ đủ giấc, quá trình này có thể bị ảnh hưởng và nhanh chóng dẫn tới táo bón. Táo bón là một trong những nguyên nhân chính khiến cơ thể không giảm cân.
Nếu bạn không đi vệ sinh đủ trong ngày thì có thể rất khó để cơ thể loại bỏ phần cân nặng dư thừa.
2. Điều chỉnh các hooc-môn liên quan đến giảm cân
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với các hooc-môn của chúng ta. Khi chúng ta không ngủ đủ giấc những hooc-môn kiểm soát cơn thèm ăn và giúp chúng ta cảm thấy thỏa mãn không bị rối loạn. Chúng ta có thể sẽ thấy thèm những thực phẩm không tốt và ăn quá nhiều.
Một vài hooc-môn dễ bị ảnh hưởng nhất khi thiếu ngủ và cách mà chúng tác động lên việc giảm cân:
Cortisol
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thậm chí chỉ một đêm không ngủ cũng có thể làm tăng lượng cortisol – một hooc-môn căng thẳng. Quá nhiều lượng hooc-môn này dẫn tới làm thèm ăn, thèm ăn đồ ngọt và đường làm tăng cân.
Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn, thiếu ngủ thường xuyên và lượng cortisol tăng sẽ làm cơ thể tích tụ nhiều mỡ và cuối cùng làm tăng ngủy cơ béo phì.
Ghrelin và Leptin
Hai loại hooc-môn này có trách nhiệm tạo ra cảm giác đói và thèm ăn. Ghrelin là hooc-môn “đói”. Đây là hooc-môn ra dấu hiệu rằng bạn đang đói và đến thời điểm ăn. Leptin là loại hooc-môn cho biết khi nào bạn no và làm ngưng cảm giác đói.
Thiếu ngủ được biết là làm tăng ghrelin và giảm leptin. Điều này có nghĩa là sau một đêm thiếu ngủ bạn sẽ thấy đói hơn, thèm ăn (đặc biệt là đồ ngọt và tinh bột) và dễ ăn quá nhiều.
Insulin
Thiếu ngủ không chỉ làm tăng cơn thèm ăn đường và đồ ngọt mà cũng làm suy yếu khả năng cơ thể xử lý lượng đường này đúng cách.
Insulin là loại hooc-môn giúp đưa glucose (đường) vào trong tế bào để nuôi dưỡng cơ và được sử dụng như năng lượng.
Không ngủ đủ làm suy yếu quá trình này và có thể gây kháng insulin. Nghĩa là insulin không thể thực hiện được công việc của mình. Glucose vẫn còn trong máu và được dự trữ dưới dạng mỡ thay vì được sử dụng làm năng lượng.
Cũng như cortisol, ghrelin và leptin thậm chỉ một đêm thiếu ngủ có thể gây kháng insulin.
Mặc dù ngủ đủ giấc không phải là yếu tố duy nhất có ảnh hưởng tới cân nặng và sức khỏe,nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng.
Nếu bạn muốn giảm cân ban nên quan tâm nhiều tới giấc ngủ của mình và cố gắng bắt đầu một số phương pháp như cải thiện giấc ngủ bằng ánh sáng hay tạo ra mồi trường ngủ hoàn hảo.
ND (Tổng hợp)
Nguồn: Báo Đất Việt
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…