Categories: Dinh dưỡng

Không nên cho trẻ nhỏ ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn rất bổ dưỡng nhưng không phù hợp cho trẻ dưới 9 tuổi do bé không hấp thu hết dinh dưỡng dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong 100 g trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 g chất đạm, 12,4 g chất béo, 600 mg cholesterol, 82 mg canxi, 212 mg phôtpho, 3 mg sắt, 450 mcg beta-caroten, 875 mcg vitamin A…

Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyên: “Trứng vịt lộn tốt nhưng không nên cho trẻ con ăn nhiều do quá nhiều chất dinh dưỡng, trẻ không hấp thu hết dễ bị đầy bụng, khó tiêu”.

Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng, quá trình phát triển từ trứng thành trứng vịt lộn sinh ra nhiều chất có lợi cho cơ thể như các protein chuyển hóa dưới dạng axít amin, chất béo chuyển hóa dưới dạng axít béo dễ hấp thu, tăng cường dinh dưỡng. Tuy nhiên trẻ nhỏ khả năng tiêu hóa và chuyển hóa không như người lớn nên không nên cho ăn.

“Từ 9 tuổi trở lên, bé có thể ăn trứng vịt lộn”, lương y Trung nói. Người lớn có thể ngày ăn 1-2 trứng vịt lộn, song lưu ý trong trứng có nhiều cholesterol. Người mỡ máu cao thì không nên ăn nhiều.

Theo bác sĩ Hải, trẻ con tốt nhất là ăn trứng gà ta luộc hoặc đánh vào cháo. Trứng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, vì thế trước kia dinh dưỡng chia làm 4 nhóm thực phẩm nay tách thành 8 nhóm. Riêng nhóm chất đạm tách sữa, đậu đỗ và trứng ra thành 3 nhóm. “Trước đây trứng, sữa cùng xếp vào trong nhóm chất đạm , có thể hiểu trẻ không ăn trứng, không uống sữa thì ăn nhiều thịt cũng được. Nay nhóm trứng tách riêng nên là thành phần không thể thiếu”, bác sĩ Hải nói.

Thông thường một quả trứng gà ta nặng khoảng 40 g (cả vỏ), bỏ vỏ thì 100 g trứng gà tương đương 3 quả. 100 mg trứng gà cung cấp 166 kcal năng lượng, 14,8 g chất đạm, 11,6 g chất béo. Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%). Ngoài ra lòng đỏ trứng cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như sắt, viatmin A, kẽm…

Trẻ 6-7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà một bữa, ăn 2-3 lần mỗi tuần.

Trẻ 8-12 tháng tuổi: Ăn một lòng đỏ mỗi bữa, ăn 3-4 bữa trứng một tuần.

Trẻ 1-2 tuổi: Ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần cả lòng trắng và đỏ.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu thích trứng có thể cho ăn một quả mỗi ngày.

Theo Báo Lao Động
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago