Selfie đã trở thành một trào lưu nở rộ, không thể thiếu trong giới trẻ trong những năm qua. Theo các nhà tâm lý học “nghiện selfie” (Selfitis) là một tình trạng bệnh tâm thần thực sự bởi vậy những người không thể cưỡng lại việc đăng những bức ảnh của mình lên mạng xã hội cần được giúp đỡ.
Thế kỷ công nghệ và hiện tượng selfitis
Năm 2014 lần đầu tiên thuật ngữ selfitis ra đời để mô tả tình trạng “ám ảnh cưỡng bách” phải tự chụp ảnh mình mà Hội Tâm lý Mỹ đang xem xét phân loại nó như là một rối loạn tâm thần.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Nottingham Trent và Trường Quản trị Thiagarajar ở Ấn Độ đã quyết định nghiên cứu xem liệu có sự thật nào trong hiện tượng này hay không. Họ đã xác nhận ‘selfitis’ thực sự có tồn tại và thậm chí đã phát triển một “Thang điểm Hành vi nghiện chụp ảnh tự sướng” để đánh giá mức độ nghiêm trọng của nó.
Ảnh minh họa
TS. Mark Griffiths, Khoa Tâm lý của Đại học Nottingham Trent, cho biết: “Vài năm trước, một vài tin đồn trên truyền thông tuyên bố rằng “nghiện selfie” đã được Hội Tâm lý Mỹ phân loại là một rối loạn tâm thần “Mặc dù tin đồn này hóa ra là không đúng, song điều đó không có nghĩa là chứng “nghiên selfie” không tồn tại. Giờ đây chúng tôi đã xác nhận sự tồn tại của nó và phát triển Thang điểm đánh giá Hành vi nghiện chụp ảnh tự sướng đầu tiên trên thế giới để đánh giá tình trạng này”.
Thang điểm từ 1 đến 100 được phát triển dựa trên một nhóm gồm khoảng 200 đối tượng xác định những yếu tố chi phối “nghiên selfie” và được thử nghiệm trong một khảo sát trên 400 người. Những người tham gia sống tại Ấn Độ vì nước này có nhiều người sử dụng Facebook nhất, số tử vong cao nhất do cố gắng selfie tại những nơi nguy hiểm.
Phân loại 3 mức độ nghiện selfie
Kết quả nghiên cứu, được đăng trên International Journal of Mental Health and Addiction đã xác nhận rằng có ba mức độ nghiện selfie.
Trường hợp “ranh giới” là những người selfie ít nhất 3 lần một ngày, nhưng không đăng lên mạng xã hội.
Tiếp theo là giai đoạn “cấp tính” khi các ảnh chụp thường được đăng lên. Cuối cùng đoạn 3 – giai đoạn “mãn tính” – người bệnh cảm thấy sự thôi thúc không thể cưỡng lại để chụp ảnh mình suốt ngày và đăng chúng lên mạng hơn 6 lần mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người “nghiện selfie” điển hình là những người luôn tìm kiếm sự chú ý, thiếu tự tin, hy vọng tăng vị thế xã hội và cảm thấy mình là một phần của nhóm bằng cách liên tục đăng những hình ảnh của chính mình. Nhóm đã phát triển 20 nhận xét có thể sử dụng để xác định mức độ nặng của “nghiện selfie” thông qua mức độ đồng ý của một người với nhận xét đó. Ví dụ “Tôi cảm thấy nổi tiếng hơn khi đăng ảnh selfie của mình lên mạng” hoặc “Khi không selfie, tôi cảm thấy bị tách ra khỏi nhóm bạn cùng trang lứa với mình”.
Bức ảnh selfie nổi tiếng được Ellen DeGeneres đăng lên mạng xã hội
TS.Janarthanan Balakrishnan, một nhà nghiên cứu từ Khoa Tâm lý Đại học Nottingham Trent chia sẻ: “Thông thường, những người bị tình trạng thường thiếu tự tin và đang tìm cách để “phù hợp” với những người xung quanh họ, và có thể biểu hiện những triệu chứng tương tự như các hành vi nghiện ngập khác.
“Hiện nay sự tồn tại của tình trạng bệnh lý này dường như đã được xác nhận, hy vọng những nghiên cứu sâu hơn sẽ được tiến hành để hiểu thêm về cách thức và lý do tại sao mọi người phát triển hành vi ám ảnh này, và có thể làm gì để giúp những người bị nặng nhất”.
Những hoài nghi
Những rối loạn sức khỏe tâm thần khác liên quan đến công nghệ đã được xác định trong những năm gần đây bao gồm “nomophobia” – sợ không ở gần điện thoại di động, “technoference” – sự xâm nhập liên tục của công nghệ trong cuộc sống hàng ngày, và “cyberchondria” – cảm thấy bị bệnh sau khi tìm triệu chứng của một bệnh nào đó trên mạng.
Tuy nhiên, Simon Wessely, giáo sư về Tâm lý Y học tại King’s College London, tỏ ra hoài nghi về tình trạng bệnh mới được đề xuất. Nghiên cứu gợi ý rằng người ta selfie là để nâng cao tâm trạng, thu hút sự chú ý, tăng sự tự tin và kết nối với môi trường. “Nếu đó là sự thật thì bản thân bài báo này là một dạng “selfie” học thuật.”
TS Mark Salter, phát ngôn viên của Trường Cao đẳng Tâm lý học Hoàng gia, nói thêm: “Không có, và không nên có cái gọi là “nghiện selfie”.”Đang có khuynh hướng thử và dán nhãn cho một loạt hành vi phức tạp của con người chỉ bằng một từ. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm vì nó có thể biến cái không có trở thành có thực.”
Thang điểm Hành vi nghiện selfie
Với những nhận xét dưới đây, cho điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là rất đồng ý, và 1 là rất không đồng ý. Điểm số càng cao thì càng có khả năng bạn bị “nghiện selfie”.
Theo Telegraph & Dantri.com.vn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…