Categories: Tin tức

Khoa học chứng minh cây bắt ruồi thực sự biết đếm

Đám cây ăn thịt thì chả có bọn nào không có tên là Kinh Dị cả!

Và một nghiên cứu mới được công bố vào hôm thứ năm vừa rồi trên tạp chí Cell Biology đã nâng mức độ kinh dị đó lên vượt khỏi thang điểm 10. Theo nghiên cứu này, cây bắt ruồi Venus flytrap còn có thể biết… đếm?

“Loài cây ăn thịt Dionaea muscipula, còn có tên là Venus flytrap, có thể đếm được bao nhiều lần bộ phận bẫy của nó đã tiếp xúc với côn trùng để từ đó có thể bắt và ăn thịt con mồi xấu số,” tác giả của nghiên cứu này – Rainer Hedrich của Đại Học Würzburg – đã nói trong công bố của mình.

Thực vật không có não bộ, nên cây bắt ruồi Venus cũng không thực sự làm cái việc mà ta gọi là “đếm”, ít nhất theo cách nghĩ thông thường. Nhưng theo nghiên cứu mới này, loài cây này bằng một cách nào đó đã có thể theo dõi số lần nó bị tiếp xúc, khiến cho nó có thể phản ứng một cách phù hợp với con mồi của mình.

Khi các nhà khoa học thử nghiệm trên các cây này với các xung điện cơ học, họ thấy rằng chỉ cần tiếp xúc lần đầu thì cây bắt ruồi sẽ chuyển sang trạng thái “cảnh giác cao” – nhưng cũng chưa dẫn đến hành động cụ thể nào của những cây này cả. Tuy nhiên với lần tiếp xúc tiếp theo, chỉ trong một vài giây, bộ phận bẫy bắt đầu hơi đóng lại. Và nó chỉ sập lại hoàn toàn sau nhiều lần va chạm nữa, và tới lần thứ năm thì enzym tiêu hóa bắt đầu tiết ra. Sau đó, càng nhiều lần va chạm, thì enzym tiêu hóa tiết ra càng nhiều. Điều này cho phép những cây này sử dụng vừa đủ năng lượng để bẫy thành công và tiêu hóa được con mồi: Một con côn trùng lớn hơn, hoạt động nhiều hơn sẽ gây ra được nhiều sự chú ý hơn là những con nhỏ yếu.

“Số lượng của những hành động thông báo cho những cây này biết được thông tin về kích cỡ cũng như thành phần dinh dưỡng của con mồi đang vật lộn,” trích lời Hedrich. “Điều này cho phép cây bắt ruồi Venus cân bằng được lợi ích và cái giá phải bỏ ra để săn mồi.”

Hay, theo lời của Ed Young tại tạp chí The Atlantic: “Loài cây này phân bổ năng lượng của việc tiêu hóa tùy thuộc vào sự giãy giụa của con mồi. Và những con ruồi, bằng việc cố cứu lấy mạng sống của mình, đã cho loài cây này biết rằng hãy giết nó đi, và bằng một cách khủng khiếp như thế nào.”

Bởi vậy nếu chẳng may bạn thấy mình đang ở bên trong một cây bắt ruồi Venus to như trong phim kinh dị, tốt nhất là bạn nên nằm im. Hay, nếu chẳng may, phần bẫy đã đóng lại hoàn toàn, thì hãy giãy giụa một cách mạnh mẽ nhất để cái chết có thể đến với bạn sớm hơn.

Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ có thể hiểu thêm về cơ chế của “bộ đếm” này bằng việc sắp xếp lại bộ gen của loài cây này.

Theo Washington Post.

Nguồn: GenK

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago