Categories: Tin tức y học

Khi uống thuốc không được uống rượu

Từ trước tới giờ ông Luân vốn khoẻ mạnh chẳng mấy khi phải dùng đến thuốc. Nhưng gần đây ông đi tiểu thấy khó, lại đau nên ông mới chịu đi khám bệnh.

Từ trước tới giờ ông Luân vốn khoẻ mạnh chẳng mấy khi phải dùng đến thuốc. Nhưng gần đây ông đi tiểu thấy khó, lại đau nên ông mới chịu đi khám bệnh. Bác sĩ cho biết ông bị viêm đường tiết niệu và kê đơn cho ông thuốc kháng sinh về nhà uống.

Như thường lệ, sáng dậy là ông lại làm chén rượu, rồi mới ăn sáng, uống thuốc. Có hôm uống rượu xong ông lấy thuốc ra uống rồi mới ăn sáng. Cái thói quen uống rượu buổi sáng đã hình thành ở ông nhiều năm nay. Bà Luân góp ý không nên uống rượu khi bụng đói vì như vậy rất có hại nhưng ông không nghe, còn bảo: ông có uống nhiều đâu, mỗi ngày có hai chén, sáng một chén và tối một chén…

Bình thường thì bà phải chịu, chứ bây giờ ông Luân đang uống thuốc mà cứ uống rượu thế kia làm bà Luân lo lắm. Có lần bà xem vô tuyến chuyên mục sức khoẻ thấy người ta nói uống thuốc thì không được uống rượu, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Bà khuyên ông Luân hãy kiêng rượu một thời gian đã nhưng ông vẫn không nghe… nên bà đành phải chạy ra trạm y tế xã cầu cứu bác sĩ.

Nghe bà Luân trình bày về mối lo lắng của mình, bác sĩ đã đồng ý tới nhà rồi từ từ giải thích với ông Luân. Bác sĩ nói cho ông Luân hiểu:

– Đối với cơ thể chúng ta, rượu hay cồn được xem như là chất độc không hơn không kém. Cơ quan chịu tác động nhiều nhất của rượu bia là hệ thần kinh trung ương. Uống rượu lâu dài sẽ bị nghiện rượu là bệnh được xếp vào nhóm “bệnh tâm thần” ngang hàng với nghiện ma túy, kế đến là dễ bị xơ gan rồi đến viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa… Chính tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, hại gan, dạ dày… của rượu kể trên mà có nhiều thuốc không được dùng chung với rượu. Nếu dùng chung sẽ khiến tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lần sẽ gây ngộ độc, làm cho tác dụng của thuốc tăng lên hoặc giảm đi gây ra những hậu quả rất bất lợi cho người sử dụng, nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng. Đối với kháng sinh mà ông đang uống có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ do thuốc gây ra và giảm hiệu quả điều trị của thuốc (nghĩa là vẫn uống thuốc điều trị mà bệnh vẫn không khỏi). Vì vậy, người bệnh không được uống rượu trong thời gian dùng thuốc nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng.

Thấy người có chuyên môn khuyên bảo nên ông Luân nghe ra. Ông đã không còn uống rượu trong thời gian dùng thuốc để việc chữa trị đạt hiệu quả.

Bảo Lâm

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

1 day ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

4 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

5 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

5 days ago