Ngày nay, khi điều kiện kinh tế, khoa học phát triển cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ không chỉ do di truyền mà phần rất quan trọng còn do dinh dưỡng và rèn luyện mà có được. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
– Giai đoạn bào thai nếu mẹ ăn uống đầy đủ bé dài khoảng 50 cm.
– Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: năm đầu tiên bé tăng 25 cm, 2 năm sau có thể tăng 10 cm mỗi năm.
– Từ 3 – 10 tuổi, dù mỗi năm trẻ không tăng chiều cao nhiều như trước, chỉ khoảng 5 – 6 cm, tuy nhiên nó chiếm đến 60% tiềm năng chiều cao, như chiếc cầu nối, sự chuẩn bị nguyên liệu cần thiết, tạo đà để trẻ phát triển chiều cao tăng vọt ở lứa tuổi dậy thì. Nếu không chú ý giai đoạn này, trẻ sẽ không thể có tầm vóc tốt khi trưởng thành.
Cấu tạo xương.
– Lứa tuổi tiền dậy thì, tùy mỗi trẻ, thường bé trai ở độ tuổi 12 – 18 tuổi, bé gái 10 – 16 tuổi, chiều cao tăng vọt trong đó có 1 năm trẻ tăng 8 – 12 cm nếu được chăm sóc hợp lý. Đến khi trẻ đã dậy thì (bé gái hành kinh, bé trai xuất tinh lần đầu) và sau dậy thì vài năm, chiều cao tăng không đáng kể, thậm chí không còn tăng.
Theo BS. Nguyễn Minh Thư/ Sức Khỏe Đời Sống
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…