Categories: Tin tức

Khai thác cát trên sông Thu Bồn: Người dân phản đối

Mới đây, người dân thôn Văn Ly và Phú Tây, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, đã xua đuổi, thậm chí đối đầu với các ghe hút cát, do lo sợ về tình trạng sạt lở bờ sông, “Hà Bá” nuốt ruộng.

Người dân thôn Văn Ly bức xúc vì ghe hút cát làm ảnh hưởng đến đất hoa màu.

Qua tìm hiểu được biết, những ghe hút cát trên dòng sông Thu Bồn qua địa phương này thuộc một công ty tư nhân đã được UBND tỉnh Quảng Nam cho phép khai thác. Thế nhưng người dân vẫn bất bình, vì tình trạng cày xới dòng sông gây sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đất sản xuất của họ.

Ông Lê Văn Được, người dân thôn Văn Ly bức xúc: “Hàng chục ghe tập trung đến đây hút cát, bà con không biết họ ở đâu đến, khai thác cát có phép hay không. Thế nhưng việc hút cát của họ sẽ làm mất đất sản xuất của thôn nên người dân ở đây vô cùng bức xúc”.

Người dân cho biết, những ngày qua mỗi ngày có hàng chục chiếc ghe hút cát của một công ty tư nhân ở các nơi kéo đến bờ sông Thu Bồn đoạn qua thôn hút cát. Mỗi chiếc ghe có sức chứa từ 90m3 trở lên.

Thời gian hút từ 5-7hsáng hàng ngày. Một người cho biết: “Trong quá trình hút, có 1 ghe nhỏ của công ty đi thu mỗi ghe 1 triệu đồng.Với hàng chục ghe hút mỗi ngày, ước tính mỗi ngày công ty này thu hàng chục triệu đồng. Điều đáng nói, khi những ghe này đến hút cát, người dân ra ngăn cản thì lãnh đạo xã Điện Quang lệnh cho Trưởng Công an xã lên can thiệp, bảo vệ để các ghe tiếp tục hút. Sáng sớm ngày 27-9, người dân tiếp tục ra ngăn cản thì hai bên xảy ra mâu thuẫn”.

Một người dân phản ánh: Để bảo vệ bờ sông khỏi sạt lở, bà con trong thôn vận động mua cây bói về trồng. Việc trồng cây bói có tác dụng giữ đất rất tốt nhưng nay phía ngoài sông, hàng chục chiếc ghe ồ ạt hút cát khiến cho bà con chúng tôi mất ăn, mất ngủ vì lo sợ hàng chục ha đất sản xuất nông nghiệp sẽ bị “Hà Bá” nuốt. Hút cát ở đây mà dân chúng tôi không được mời họp, không được thông qua, chính quyền thôn cũng không biết gì.

Bà con cho rằng, trước đây bờ sông nằm cách ngoài sông trên 100m, thế nhưng mấy năm gần đây sạt lở dần dần hút hết đất sản xuất của họ. Theo họ, một trong những nguyên nhân làm cho đoạn sông Thu Bồn qua thôn sạt lở nặng là do tình trạng khai thác cát trên sông gây ra. Thực tế, trưa ngày 28/9, đứng trên bờ sông vẫn thấy vài ghe đang tiến hành hút cát ở giữa dòng sông này.

Chiều 28/9, ông Hà Văn Minh-Phó Chủ tịch xã Điện Quang cho biết, mỏ cát ở thôn Văn Ly và Phú Tây đã được tỉnh Quảng Nam cấp phép tháng 8/2015 cho một doanh nghiệp khai thác.

Trả lời câu hỏi, trước khi khai thác cát có họp dân thôn không? Ông Minh khẳng định: “Công ty cũng đã họp dân thông báo nhưng nhiều người không đi nên không biết. Vừa rồi cũng đã mời một số hộ dân giải thích rồi. Công ty khai thác thì có quyết định của tỉnh cấp phép. Nếu xã cảm thấy khả năng gây sạt lở và dân đề xuất thì làm đơn, trên cơ sở đó xã sẽ đề nghị cấp trên xem xét lại. Dân họ lo ngại cũng đúng”.

Nhưng theo ông Minh, vấn đề bờ sông Thu Bồn đoạn qua thôn Phú Tây sạt lở trước đây nhiều năm là do mưa lũ chứ không liên quan đến việc công ty khai thác cát, vì đơn vị này mới khai thác cách đây 1 năm.

Thành Nhân – Công Tâm

Nguồn: Đại đoàn kết

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

7 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

3 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago