Bác sĩ Trần Lê Hồng Ngọc, Khoa Bỏng Tạo hình Thẩm mỹ cho biết trường hợp bị hoại tử vành tai là một phụ nữ 38 tuổi. Trước nhập viện khoảng 3 tuần, chị đi hấp dầu tóc tại tiệm. Trong quá trình làm đẹp, nước từ máy hấp dầu chảy xuống tai chị khiến vành tai bỏng nặng. Tự điều trị tại nhà, tình hình ngày càng nặng nên chị phải đến viện.
“Do vành tai đã hoại tử nên bác sĩ phải cắt bỏ 1/3, chăm sóc bảo tồn phần da bị bỏng còn lại”, bác sĩ Ngọc chia sẻ. Bệnh nhân sẽ được tạo hình lại vành tai nhưng sẽ khó lấy lại hình dáng ban đầu. Các bác sĩ nhận định với vết bỏng sâu đến nỗi hoại tử như trường hợp này, nguyên nhân bỏng chắc chắn do hóa chất hấp dầu, bởi nếu bỏng do hơi nước bình thường không thể dẫn đến bỏng sâu như vậy. Bệnh viện đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị bỏng tai, nhưng bỏng sâu vì hấp dầu thì là lần đầu tiên.
Nữ bệnh nhân 38 tuổi bị hoại tử vành tai sau khi hấp dầu. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Thiện cho biết trường hợp thứ hai là một nữ bệnh nhân 16 tuổi ngụ Lâm Đồng. Cách đây hơn một tháng, bệnh nhân đi uốn tóc bị ống uốn xì hơi nóng gây bỏng nặng đến nỗi bong tróc một mảng da đầu diện tích khoảng 10×5 cm. Nhập viện khi vết thương đã sâu và loét, bác sĩ phải lấy da vùng đùi để tạo hình lại da đầu cho cô gái.
Hai bệnh nhân trên nhập viện trễ, tự điều trị ở nhà làm tổn thương sâu hơn. Các bác sĩ khuyến cáo khi bị bỏng mọi người cần lưu ý xử trí đúng cách. Phải dùng nước mát dội trực tiếp lên chỗ bỏng trong vòng 15-20 phút để vết thương không ăn sâu. Sau đó nạn nhân cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa bỏng để điều trị.
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…