Categories: Tin tức

Hiểm họa từ nước mắm cao đạm

Trong thời buổi thực phẩm bẩn bủa vây người tiêu dùng, kết quả cuộc khảo sát về nước mắm của một tờ báo lớn với 90% sản phẩm nước mắm có nồng độ đạm cao (trung bình >=25 độ đạm) đều có hàm lượng thạch tín, một chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm, vượt ngưỡng VSATTP khiến người tiêu dùng thật sự hoang mang

Ảnh minh họa. Nguồn: Zing.

Chạy theo thị hiếu độ đạm cao, bỏ quên sức khỏe người tiêu dùng?

Khảo sát của tờ báo này đã đưa ra những con số khiến người đọc không khỏi giật mình. Có tới 80/106 mẫu nước mắm lấy từ 13 tỉnh thành trên cả nước bị phát hiện nhiễm thạch tín. Riêng với các mẫu có độ đạm ghi trên nhãn >= 25 độ, có 75/83 mẫu nhiễm thạch tín, chiếm tỷ lệ 90,4%.

Chưa dừng lại ở đó, đánh vào tâm lý quan niệm cứ độ đạm cao là nước mắm ngon, nguyên chất, nhiều nhà sản xuất không chỉ đưa đến tay người tiêu dùng nước mắm chứa thạch tín mà còn là sản phẩm gian lận về thương mại.

Cũng theo khảo sát này, trong số 106 mẫu, có 25 mẫu chênh lệch về độ đạm thực tế so với độ đạm được ghi trên nhãn bìa.

Cụ thể, nhãn ghi độ đạm là 30 thì thực tế xét nghiệm độ đạm chỉ ở mức 16; hay trên nhãn ghi là 60 nhưng thực tế xét nghiệm chỉ ở mức 40.

Nói về vấn đề này, một chuyên gia về nước mắm nhận định: “Nhiều thương hiệu nước mắm đánh vào tâm lý người tiêu dùng thích độ đạm cao nên công bố trên nhãn % độ đạm rất cao.

Thực chất khi kiểm tra thì độ đạm thấp hơn nhiều so với con số công bố. Điều này có thể nói, đây là hình thức gian lận mại, dối trá trong làm ăn, đánh lừa khách hàng”.

Nói về sự nguy hại của các loại nước mắm cao đạm trên thị trường, ông Phạm Ngọc Dũng (nguyên phó chủ nhiệm câu lạc bộ nước chấm TP HCM) cũng khẳng định: “Để nước mắm được cao đạm nhiều người còn dùng đạm tổng hợp từ các loại phụ phẩm của hải sản khác. Chưa kể đến nước mắm cao đạm ở VN thường có tỉ lệ vi khuẩn gây ngứa (histamine) và hàm lượng thạch tín vượt quá quy định cho phép”.

Thạch tín – chất gây ung thư đầy ám ảnh

Thạch tín có tên hóa học là arsen, thuộc nhóm kim loại nặng, tồn tại trong nguồn nước ngầm ở một số khu vực, trong các mỏ khoáng chất. Trong công nghiệp, thạch tín được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, thủy tinh, chất bảo quản gỗ, thuốc pháo…

Thạch tín đi vào cơ thể con người thông qua việc dùng nước sinh hoạt, hít phải không khí ô nghiễm thạch tín hoặc ăn uống các loại thực phẩm, ngũ cốc, trái cây, nước mắm nhiễm thạch tín từ nước tưới, đất trồng, cá .v.v.

Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) và liên minh châu Âu (EU) công bố thạch tín có độc tính cao đến 4 lần thủy ngân. Chưa kể, chỉ cần uống phải một lượng thạch tín bằng phân nửa hạt đậu cũng dẫn đến tử vong và được công nhận là chất gây ung thư nhóm 1.

Theo nhiều nhà khoa học thạch tín có thể gây ra tới 19 loại bệnh khác nhau. Đối với phụ nữ mang thai, khi tiếp xúc với thạch tín dù với hàm lượng nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và làm động thai, gây ra những bệnh phổi ác tính cùng những tác động xấu lên sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Thế nhưng cho đến ngày nay, loài người chưa tìm ra được thuốc đặc trị những căn bệnh do nhiễm thạch tín gây nên.

Hiện tại, ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu toàn diện về ô nhiễm thạch tín nhưng với mức tiêu thụ hơn 300 triệu lít nước mắm mỗi năm và tỉ lệ khoảng 90,4% nước mắm có độ đạm cao có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng ATVSTP thì mối lo ngại về sức khỏe cũng như hiểm họa về ung thư là điều mà người tiêu dùng Việt đang phải đối mặt.

Cần có một quy chuẩn quốc gia về nước mắm

Trả lời trên báo Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế cho biết, nước mắm là sản phẩm dùng trực tiếp, hằng ngày nên chỉ tiêu kim loại nặng và vi sinh vật cần được tuân thủ rất chặt chẽ.

Mới đây, Bộ NN&PTNT, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý sản phẩm này, đã có văn bản gửi các địa phương đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát các sản phẩm nước mắm.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) lưu ý quá trình sản xuất nước mắm phải đảm bảo VSATTP theo quy định của Bộ Y tế.

Đối với ngành nông nghiệp, công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất nước mắm được quy định tại Thông tư 45/2011 của Bộ NN-PTNT phân cấp cho cơ quan chức năng địa phương trực tiếp thực hiện.

Đối với các cơ sở xếp loại A (tốt) thì kiểm tra 1 lần/2 năm, cơ sở xếp loại B (đạt) thì kiểm tra 1 lần/năm. Đặc biệt đối với cơ sở xếp loại C (không đạt) chưa đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, VSATTP thì thời gian kiểm tra mỗi lần không vượt quá 6 tháng.

Có thể nói, mặc dù đã có những quy định luật pháp nhưng qua kết quả khảo sát vừa rồi đặt ra nhiều vấn đề, phải chăng các nhà sản xuất chạy theo thị hiếu người tiêu dùng về độ đạm mà bỏ qua yếu tố VSATTP hay là sự thiếu sót của cơ quan chức năng trong vấn đề kiểm tra quy trình kiểm soát chất lượng nước mắm?

Tại sao đã có quy định về kiểm soát kim loại nặng (thạch tín) trong nước mắm mà các nhà sản xuất vẫn sai phạm?

Vì sức khỏe và vấn đề VSATTP cho 95% gia đình Việt, đã đến lúc các nhà sản xuất nước mắm cần minh bạch và trung thực ghi rõ thành phần trên nhãn hàng.

Quan trọng hơn, nhà nước cần có một quye chuẩn về nước mắm để bảo đảm vấn đề ATVSTP cho món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam.

Ngọc Phạm

Nguồn: Đại đoàn kết

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

18 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago