Categories: Sức khoẻ

Hết hồn những lần đỉa chui vào mũi, họng do bất cẩn trong sinh hoạt

Nhiều trường hợp từng bị đỉa chui vào mũi và cổ họng do không để ý hay ăn uống không vệ sinh.

Đỉa chui vào phổi

Hồi đầu tháng 1/2017, anh S. (Đại Từ, Thái Nguyên) nhập viện với triệu chứng như khó thở, khạc ra máu, khàn tiếng. Trước đó khoảng 10 ngày, anh có ăn rau sống. Các triệu chứng trên nặng hơn nhưng anh đi khám ở đâu cũng chỉ được chẩn đoán viêm họng.

Tuy nhiên, khi đến khám tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, các bác sĩ phát hiện một con đỉa rừng dài 8cm sống trong phổi. Đỉa rừng là loại thường sống ở khe suối, chúng dễ chui vào mũi, họng hay phế quản rồi sống ký sinh. Nhờ hút máu vật chủ nên chúng lớn nhanh và gây các triệu chứng như trên.

Sau khi phát hiện, các bác sĩ đã gắp con đỉa ra khỏi cổ họng của anh S.

Tưởng là viêm xoang không ngờ đỉa sống trong mũi

Hồi tháng 2/2016, bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh (Khánh Hòa) cũng thực hiện thủ thuật gắp đỉa sống trong mũi bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân Pi Năng L (47 tuổi) nhập viện trong tình trạng chảy máu mũi, sổ mũi. Sau khi tiến hành nội soi, các bác sĩ phát hiện có một con đỉa nằm trong mũi sau và đã gắp ra.

Trước đó, ông L. đi khám một số nơi thì chẩn đoán là viêm xoang mũi, dùng thuốc nhưng vẫn không khỏi. Sau khi gắp con đỉa ra, nó vẫn sống, chiều dài khoảng 8cm.Nguyên nhân được ông L. dự đoán là uống nước suối khi đi làm rẫy nên đỉa chui vào mũi mà không hề hay biết.

Đỉa chui vào cổ họng

Bà Thọ Thị Xa (Tri Lễ, Quế Phong, Nghệ An) cảm thấy khó chịu nơi cổ họng, mệt mỏi nên đi khám tại bệnh viện. Tuy nhiên, sau khi khám không phát hiện con đỉa sống trong cổ họng. Tuy nhiên, khi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Nghệ An, cụ bà này được bác sĩ phát hiện dị vật sống trong cổ họng.

Các bác sĩ xác định đây là con đỉa dài 7cm, nằm ở khu vực hạ thanh môn. Khi bác sĩ gắp con đỉa ra, nó vẫn đang hút no máu.

Theo bà Xa, bà vẫn dùng nước khe suối để nấu ăn nên con đỉa chui vào cổ họng lúc nào cũng không biết. Chỉ đến khi phát hiện cục máu đông mới hốt hoảng đi khám.

Đỉa sống trong mũi bé trai

Cách đây không lâu, bé Đỗ Duy Việt (28 tháng tuổi, Thạch Thành, Thanh Hóa) nhập viện trong tình cảnh quấy khóc, mũi trái liên tục chảy máu. Sau đó, bé được chuyển lên tuyến trên là Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, tại đây các triệu chứng như trên vẫn còn.

Các bác sĩ tiến hành nội soi và phát hiện một con đỉa dài bằng ngón tay 6cm đang hút no căng máu. Theo các bác sĩ, nếu không phát hiện sớm, con đỉa sẽ sống bám ở mũi và tiết ra dịch chống đông máu khiến bệnh nhân mất máu và suy nhược cơ thể.

Đỉa chui vào mũi lúc nào không hay

Hồi năm 2013, bé C. (Bạc Liêu) nhập viện trong tình trạng chảy máu mũi, khụt khịt. Đi khám một số nơi được chẩn đoán là viêm xoang. Tuy nhiên, gia đình đã cho bé uống thuốc nhưng vẫn không khỏi. Chỉ khi lên thăm khám tại bệnh viện Nhi đồng 2, các bác sĩ phát hiện một con đỉa bên trong mũi.

Con đỉa này dài 5-6cm. Các bác sĩ đã phải xịt thuốc tê vào mũi mới kéo được con đỉa đang sống ra ngoài.
Anh Minh (Tổng hợp)

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Vì sao tỷ lệ gan nhiễm mỡ tập trung cao nhất ở tuổi trung niên

Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…

35 mins ago

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

2 days ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

5 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

7 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

1 week ago