Categories: Tin tức

Hệ Mặt trời chưa bao giờ đẹp đến thế này

Chùm ảnh dưới sau đây sẽ cho bạn một cái nhìn hoàn toàn khác biệt về các hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ vũ trụ, những hình ảnh rõ tới từng chân tơ kẽ tóc của từng hành tinh trong hệ Mặt trời đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta.

Tuy nhiên, những hình ảnh sau đây do Michael Benson – một nhà nghệ thuật tại New York (Mỹ) sẽ cho bạn một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Bằng sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học, sử dụng các dữ liệu thô từ NASA và ESA (Cơ quan vũ trụ châu Âu), Benson đã cố gắng đưa màu sắc của những hành tinh này trở nên thực tế nhất có thể. Theo các chuyên gia, những hình ảnh này có thể mô phỏng gần đúng những gì chúng ta sẽ nhìn thấy nếu du hành qua các hành tinh trong vũ trụ.

Hãy thử chiêm ngưỡng xem sao.

Bức ảnh tuyệt đẹp này mô tả Mặt trăng Mimas của sao Thổ khi lướt qua “chiếc vòng” quanh bụng hành tinh này. Mặt trăng Mismas được phát hiện từ năm 1789 bởi William Herschel – nhà thiên văn học người Anh.

Một hình ảnh khác của Mặt trăng Mimas

Hình ảnh dung nham trên bề mặt Io – một trong những Mặt trăng của sao Mộc, có kích cỡ lớn thứ 4 trong số này. Io có hệ thống núi lửa dày đặc, với 400 ngọn núi hoạt động liên tục. Lực hấp dẫn của sao Mộc cũng đồng thời chèn ép, khiến dung nham liên tục bùng nổ.

Bức hình mờ ảo này là hình ảnh bầu khí quyển của Titan – Mặt trăng lớn nhất của sao Mộc. Thành phần chủ yếu của “đám mây” này là khí nitrogen. Ngoài ra, thành phần khí quyển của Titan cũng giúp vệ tinh này hình thành những vệt khói chứa methane và ethane.

Bức hình này mô tả một cách chân thực nhất hệ thống địa hào Arcuate thuộc mê cung Noctis Labyrinthus trên sao Hỏa.

Thực sự rất ít khi chúng ta được nhìn thấy sao Thổ từ phía vùng cực của nó. Hành tinh này có một vành đai lớn, dày đặc và sáng nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta.

Kích cỡ của sao Thổ đứng thứ 2 trong hệ Mặt trời, lớn gấp 763 lần Trái đất

Bầu khí quyển màu xanh của sao Diêm Vương – Pluto. Các thành phần khí quyển của Pluto đã gây khiến ánh sáng Mặt trời tán xạ thành màu xanh.

Hình ảnh miệng núi lửa Antoniadi tại cực Nam của Mặt trăng. Một số nhà khoa học cho rằng nơi đây đã từng có sông và hồ.

Bức hình tuyệt đẹp chụp Trái đất từ Trạm vũ trụ Quốc tế ISS.

Đây mới là màu sắc thực sự chúng ta sẽ nhìn thấy khi du hành lên sao Hỏa.

Bạn nghĩ đây là gì? Đây chính xác là những gì bạn sẽ nhìn thấy khi đặt chân lên các vùng đất băng giá trên sao Hỏa.

Bằng công nghệ máy tính, Benson đã tái tạo được cảnh hoàng hôn trên sao Hỏa. Mặt trời ở đây có kích cỡ nhỏ hơn do sao Hỏa cách xa Mặt trời hơn chúng ta.

Theo Kênh14/Trí Thức Trẻ

Nguồn: GenK

adminyhoc

Recent Posts

Đau hạ sườn phải cảnh bảo bệnh lý về gan

Mạn sườn phải (hạ sườn) là vùng bụng dưới bờ sườn cũng chính là vị…

6 hours ago

5 nguyên nhân gây bệnh tiêu hoá trong mùa thu đông

Các căn bệnh tiêu hoá thường gặp trong mùa thu đông như viêm loét dạ…

1 day ago

Bật mí 3 loại nước cực hiệu quả hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những nguy cơ dẫn đến xơ gan, suy…

1 day ago

Bơi môn thể thao khắc tinh phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Trong các loại hình thể thao, bơi phối hợp các động tác vận động toàn…

1 day ago

Hơi thở có mùi quả thối cảnh báo bệnh về gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, đảm nhận chức năng…

1 day ago

Mũi má ửng đỏ có thể là dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ

Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…

3 days ago