Categories: Tin tức

Hàm lượng phenon 0,037 mg/kg cá ‘chưa gây mất an toàn’

Đây là khẳng định của Cục An toàn thực phẩm (ATTP), được TS Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng cục này chính thức đưa ra chiều ngày 13/6 với báo giới khi được hỏi về quan điểm của cục về việc phát hiện 30 tấn cá nục đông lạnh chứa chất được cho là “cực độc” – phenon – ở Quảng Trị ngày 11/6 vừa qua.

Trong vụ này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônQuảng Trị cho rằng: Chất phenol không có trong quy định an toàn thực phẩm, còn Sở Y tế tỉnh này thì khẳng định phenol là chất cực độc tuyệt đối cấm sử dụng. Còn TS Nguyễn Hùng Long, Cục phó Cục ATTP chính thức có ý kiến như sau:

Ngay sau khi vụ việc được phát hiện vụ việc và báo chí vào cuộc, Cục ATTP đã có văn bản đề nghị các sở nói trên báo cáo và đã nhận được báo cáo sơ bộ của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị. Theo đó, trong lô cá này, có mẫu chứa 0,037mg phenon/kg cá nục.

Theo ông Long, phenon là chất rắn không mầu, tan trong nước, trong cả nước ngầm, bốc hơi trong không khí, có thể có trong tự nhiên hoặc tổng hợp được. Con người có thể bị phơi nhiễm phenon qua các nguồn không khí, qua nước, ăn uống, sinh hoạt, trong môi trường sản xuất ni lông, nhựa…

Đối với thực phẩm, người ta có thể tìm thấy phenon trong xúc xích, thịt rán… Phenon có thể có tự nhiên trong thực phẩm như cà chua, lạc, chuối, các rau quả có màu, sữa… với hàm lượng khá cao.

Chưa có bằng chứng cho thấy phenon gây ra ung thư.

Viện Nghiên cứu ung thư và Cơ quan quản lý môi trường ở Mỹ chưa xếp phenon vào danh mục gây ung thư ở người.

Theo một nghiên cứu của Mỹ, nếu lượng phenon được đưa vào cơ thể từ 300-600mg/kg thì gây chết 50% sinh vật thực nghiệm (ND50).

Hiện nay, theo tất cả các tài liệu từ của Codex, EU, Nhật Bản… chưa có quy đinh hàm lượng phenon trong hải sản. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thực phẩm của châu Âu có nghiên cứu lượng ăn vào hàng ngày mà cơ thể người có thể chịu đựng được là từ 0,18mcg/người/ngày trở xuống.

Trở lại vụ việc phát hiện phenon nói trên ở Quảng Trị, trong 1 mẫu cá nục có rất ít, chỉ là 0,037 mg/kg phenon thì tính ra với một người Việt Nam trung bình nặng khoảng 50-55 kg, ngày nào cũng ăn ít nhất 2 lạng cá này thì lượng phenon được đưa vào cơ thể “vẫn ở dưới mức ảnh hưởng sức khoẻ”, theo ông Long.

Hiện nay, Cục ATTP đang yêu cầu các cơ quan chức năng địa phương lấy thêm một số mẫu nữa để kiểm nghiệm.

“Nếu kết quả kiểm nghiệm vẫn là như vậy thì có thể kết luận lô cá này không có gì ảnh hưởng đến sức khoẻ con người” – Ông Long khẳng định.

Vị Cục phó Cục ATTP cho biết, hiện UBND tỉnh này cũng đang chỉ đạo cho lấy thêm mẫu kiểm nghiệm để xác định thật kỹ càng trước khi kết luận vụ việc.

Trong việc này, thay mặt Cục ATTP, TS Nguyễn Hùng Long một lần nữa khuyến cáo các địa phương, trước một sự việc nào có tác động đến sức khoẻ con người, cơ quan chức năng cũng nên thận trọng trong đánh giá cũng như cung cấp thông tin cho báo chí, tránh những ảnh hưởng không đáng có đến nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Trần Ngọc Kha

Nguồn: Đại đoàn kết

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago