Vừa qua, UBND Tp. Hải Phòng đã có báo cáo, đề xuất với Thường trực Thành ủy về việc xây dựng Đề án Thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn thành phố.
Trong năm 2013 – 2015, thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định và Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại; Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Tp. Hải Phòng đã chỉ đạo quyết liệt đăng ký thí điểm, xây dựng và thực hiện Đề án thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa bàn thành phố.
Khai trương Văn phòng Thứa phát lại An Biên
Được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, Công tác thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại đã đạt kết quả tích cực theo đúng định hướng cải cách tư pháp, mở rộng loại hình dịch vụ pháp lý, hỗ trợ năng lực tiếp cận pháp luật cho nhân dân, góp phần giảm tải công việc cho các cơ quan nhà nước, từng bước xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự. Qua đó đóng góp vào kết quả triển khai thí điểm chung của cả nước, được Bộ Tư pháp, Ban Chỉ đạo Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại Trung ương ghi nhận, đánh giá cao và khen thưởng.
Kết quả thực hiện thí điểm thành công của Đề án trên địa bàn Tp. Hải Phòng đã đóng góp vào tổng kết chung của toàn quốc để báo cáo Quốc hội, Chính phủ cho phép chính thức thực hiện chế định Thừa phát lại trên toàn quốc.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá giai đoạn thí điểm thực hiện thừa phát lại tại Hải Phòng, kết quả thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 02/01/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng; căn cứ yêu cầu và thực tiễn phát triển của Hải Phòng UBND Tp. Hải Phòng đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Dự thảo “Đề án Thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn thành phố Hải Phòng” thay thế cho Đề án thực hiện thí điểm đã hoàn thành theo đúng chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Thực hiện chế định Thừa phát lại là một trong nhũng nhiệm vụ cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tiến tới từng bước xã hội hóa công tác thi hành án dân sự, là công tác mới, khó, cơ chế chính sách và quy định pháp luật chưa hoàn thiện.
Quá trình thực hiện liên quan đến nhiều cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, sự giám sát chặt chẽ của Thành ủy Hải Phòng.
Trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của Sở Tư pháp, UBND Tp. Hải Phòng đã Trình dự thảo Đề án Thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn thành phố Hải Phòng” tới Thường trực Thành ủy xem xét, cho ý kiến về chủ trương.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND Tp. Hải Phòng sẽ trình Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án và chính thức thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn thành phố theo Nghị quyết của Quốc hội.
Việt Trung
Nguồn: Báo Tầm Nhìn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…