Categories: Tin tức

Gừng Trung Quốc bảo quản bằng thuốc sâu cực độc

Truyền hình Trung Quốc vừa phát đi phóng sự về việc nông dân trồng gừng lạm dụng một loại thuốc trừ sâu có độc tính cao và bị cấm.

Một báo cáo điều tra do Đài truyền hình Trung ương Trung quốc (CCTV) phát sóng vào thứ 7 tuần qua phát hiện các nông dân ở thành phố Duy Phường (tỉnh Sơn Đông) đã sử dụng thuốc trừ sâu aldicarb, vượt mức cho phép 3-6 lần. 

Theo SCMP, Aldicarb là một trong những loại thuốc trừ sâu cực độc chỉ được sử dụng cho 5 loại cây ở Trung Quốc là cây bông vải, thuốc lá, hoa hồng, đậu phộng và khoai tây với điều kiện phải được sự cho phép và kiểm soát nghiêm ngặt của Bộ Nông nghiệp. Chất độc aldicarb có thể gây tổn thương hệ hô hấp, mờ mắt, đau đầu, nôn mửa và run rẩy ở người. Chỉ cần 50mg aldicarb có thể giết một người có cân nặng 50kg.

Gừng được bảo quản bằng thuốc trừ sâu có độc tính cao tại Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Theo điều tra của CCTV, các hộ trồng gừng ở Duy Phường đã dùng 120-300kg thuốc trừ sâu aldicarb cho một ha gừng nhằm chống sâu rầy và bảo quản củ lâu hỏng. 

Một nông dân nói bà biết độc tính cao của thuốc trừ sâu này và không dùng nó cho gừng để gia đình ăn. Một người khác cho biết đã sử dụng thuốc aldicarb hơn 20 năm, khi loại này mới được giới thiệu trên thị trường.

“Ai chẳng sử dụng loại này để diệt côn trùng. Ai mà không dùng nó để đảm bảo thu hoạch tốt. Nếu không dùng thuốc này, sản lượng của chúng tôi có thể giảm một nửa”, một nông dân cho biết. 

Chính quyền Duy Phường đang có kế hoạch khởi động một “cuộc trừng trị thẳng tay” với thuốc trừ sâu aldicarb bắt đầu bằng thu hồi hết số gừng đã tiếp xúc với thuốc. Các quan chức Sơn Đông cũng cử một nhóm điều tra vụ việc này.

Hóa chất aldicarb đã thu hút sự chú ý của truyền thông tại Trung Quốc vào năm 2012 sau vụ việc dưa chuột bị tẩm thuốc trừ sâu độc hại khiến 13 người chết tại tỉnh An Huy. Loại thuốc này được bán tại Mỹ với tên thương mại là Temik, được coi là loại thuốc trừ sâu độc hại nhất sử dụng trong lĩnh vực trồng trọt.

Năm 2010, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA)và công ty Bayer đã ký một thỏa thuận cấm hoàn toàn việc sử dụng aldicarb vào năm 2018. Một đánh giá rủi ro vừa được thực hiện bởi EPA cho thấy aldicarb không còn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và đặt ra “rủi ro không thể chấp nhận được trong ăn uống”, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Vương Linh

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago