Categories: Tin tức

Giải mã 4 màn ảo thuật bất hủ mà 99% người vẫn hay thắc mắc, ấn tượng nhất là xuyên người qua giáo

Nhìn vào những bức hình này, bạn sẽ hiểu chúng ta bị “đánh lừa” như thế nào trong những màn ảo thuật bất hủ của các ảo thuật gia.

Bản chất của một màn ảo thuật hấp dẫn chính là sự khéo léo, kĩ năng biểu diễn và một chút “thủ thuật” đánh lừa mắt người xem.

Dưới đây là tất cả những gì bạn cần làm để có thể thực hiện một số màn ảo thuật thật “vi diệu”.

1. Người xuyên người

Những gì khán giả thấy: Người phụ tá cho nhà ảo thuật đứng trong một cái hộp hình chữ nhật dài, khá hẹp bề ngang. Phần từ vai trở lên và đầu gối trở xuống của người này lộ ra ngoài, phần thân được che bởi một tấm màn vải sẫm màu.

Sau đó, nhà ảo thuật chậm rãi, cẩn thận…đâm xuyên qua người phụ tá như một thanh kiếm, thò ra ngoài hộp vẫy chào khán giả. Người đứng sẵn trong hộp, hiển nhiên, vẫn bình yên vô sự.

Sự thật: Mấu chốt hầu như nằm ở độ dẻo dai của người phụ tá. Cụ thể, người này sẽ khéo léo uốn mình sao cho phần đầu và phần chân của mình vẫn giữ nguyên vị trí trước mắt khán giả. Sau tấm màn, ảo thuật gia sẽ chui qua phần trống của hộp, lộ diện theo kiểu như vừa đi xuyên qua người đứng trong hộp.

2. Bắt đạn

Những gì khán giả thấy: Một người cầm súng, bắn thẳng vào nhà ảo thuật. Để chứng minh độ chân thực rằng đạn bắn ra có uy lực thật sự, người ta đặt một tấm chắn bằng thủy tinh giữa nhà ảo thuật và người bắn súng.

Đạn được bắn ra, tấm chắn vỡ toang. Kết cục, mục tiêu không hề bị thương tổn nào bởi đạn đã được nhà ảo thuật dùng răng, tay hoặc một thứ gì đó “bắt” một cách thần kì.

“Bóc trần”: Trên thực tế, trong súng không hề có đạn. Đây chỉ là cây súng giả lắp pin, có thể tạo hiệu ứng khói khi bắn.

Tấm kính chắn tưởng như là thứ chứng minh sự “trong sạch” của màn biểu diễn lại chính là công cụ chủ yếu dùng để đánh lừa người xem. Tấm màn chắn này được nối với một hệ điều khiển bằng điện. Khi đến thời điểm, tấm kính sẽ được cho nổ từ xa, kết hợp với hiệu ứng khói.

Còn nhà ảo thuật hiển nhiên không vấn đề gì. Việc của người này chỉ là diễn sao cho giống người vừa bị tác động bởi sức mạnh của đạn, sau đó đứng dậy nhả viên đạn đã ngậm sẵn trong miệng ra thôi.

3. Nuốt và nhả kim

Trên sân khấu: nhà ảo thuật cầm cả một nhúm kim khâu ta vẫn thường thấy, nuốt vào một cách ngoạn mục. Sau đó, người này sẽ cho một sợi chỉ vào miệng, “khạc” một phát, rồi từ từ kéo ra được một xâu đầy kim, móc đều đặn vào sợi chỉ.

Bí quyết thực hiện: cách trình diễn và biểu cảm của ảo thuật gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc “lừa” khán giả trong màn biểu diễn này. Đầu tiên, người trình diễn sẽ khéo léo cho sợi chỉ đã xâu sẵn kim vào miệng trước, đặt các cây kim vào ngay dưới phần trong của hàm răng.

Trên sân khấu, khi thực hiện nuốt kim, người này đương nhiên sẽ không nuốt thật sự mà vẫn giữ các kim này ở trong miệng. Việc cuối cùng cần làm chỉ là nắm đầu sợi chỉ ở trong miệng từ trước và từ từ kéo xâu kim chuẩn bị sẵn ra.

Có thể nói màn ảo thuật này không cần chuẩn bị quá nhiều công cụ và nhân lực hỗ trợ. Nhưng điều quan trọng là người biểu diễn phải biết cách giấu các kim thật khéo léo, làm cho khán giả thực sự tin rằng mình đã nuốt kim thật.

Hơn nữa, nếu không thực sự điệu nghệ và khéo léo, màn này có thể trở nên vô cùng nguy hiểm cho người thực hiện.

4. Nằm xuyên qua cây giáo

Những gì bạn thấy: Một người được đặt nằm trên một cây giáo trông rất sắc nhọn. Tuy nhiên, cây giáo không có vẻ gì là có thể làm người này bị thương cả.

Sau một cái phẩy tay của nhà ảo thuật, đầu nhọn của cây giáo xuyên qua người nằm trên đó. Cuối cùng, khi người ta rút người này ra khỏi ngọn giáo, người đó vẫn bình an vô sự.

Mánh khóe: Trên cơ thể người nằm lên giáo có trang bị một đai đặc biệt bao gồm một tấm đỡ ở eo có khả năng giúp cơ thể nằm thăng bằng dễ dàng trên ngọn giáo. Ngoài ra, trên đai này còn có một lỗ nhỏ, nông, có thể khớp vào thân của ngọn giáo.

Về phần ngọn giáo nhọn hoắt ở giữa sân khấu, đầu nhọn của nó thực ra chỉ làm bằng cao su mềm hoặc nhựa. Ngoài ra, phần đầu có thể thụt xuống dễ dàng. Khi người thực hiện cuộc “mạo hiểm” nằm lên, đầu nhọn của ngọn giáo sẽ được đẩy xuống.

Thêm vào đó, những người hỗ trợ bê người này lên ngọn giáo sẽ có nhiệm vụ khớp lỗ tròn trên đai ở eo vào thân ngọn giáo. Đó là cách để người biểu diễn nằm được lên.

Phần thú vị hơn nằm ở việc đầu nhọn của giáo xuyên qua người nằm trên đó. Sau khi người trình diễn đã nằm lên, người đóng vai trò là nhà ảo thuật sẽ giả vờ “làm phép” để thu hút ánh nhìn của khán giả.

Trong quá trình đó, người nằm trên giáo sẽ đặt tay lên bụng – nơi đeo đai – một cách nhẹ nhàng, không gây sự chú ý.

Trên đai ở bụng sẽ có một mẩu nam châm, khi nhà ảo thuật phẩy tay lần cuối, người này sẽ đặt một đầu giáo bằng sắt cầm sẵn trong tay vào mẩu nam châm. Bằng cách này, khán giả sẽ chỉ thấy một người bị xuyên qua một cách ngoạn mục.

Thêm nữa, màn biểu diễn sẽ không thể hoàn hảo nếu dụng cụ đâm người không được thiết kế với một phần thân có thể hạ xuống. Phần này được điều chỉnh bởi một người ngồi ngoài qua một sợi dây. Khi nhà ảo thuật ra hiệu, ngọn giáo sẽ được hạ xuống, giống như thật sự đã xuyên qua người ở trên.

Nguồn: Brightside, Magic Secrets revealed

Video: Là ảo thuật hay phép thuật ?

Theo Trí Thức Trẻ

 

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

1 day ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

7 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

1 week ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago