Dưới đây là 3 loại củ quả quen thuộc, chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng gây ngộ độc cho cơ thể.
Củ rền
Củ dền chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C. Lá và thân rau dền có chứa nhiều chất sắt hơn so với rau bina (spinach). Trong củ dền cũng chứa rất nhiều chất canxi, magiê, đồng, phốt pho, natri và sắt.
Tuy nhiên nhầm tưởng màu đỏ của củ dền ăn vào sẽ bổ máu, nhiều phụ huynh nấu nước củ dền cho con uống mà không biết củ này vốn chứa nhiều chất nitrate. Khi trẻ ăn vào chất này khiến hemoglobine (vốn có khả năng chuyên chở oxy đến mô cơ thể khiến da có màu hồng) thành chất methemoglobine không có khả năng vận chuyển oxy, khiến da tím tái.
Những trường hợp không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong. Tùy vào hàm lượng methemoglobine mà trẻ có thể tím môi, ăn uống kém, lừ đừ vật vã, nhức đầu chóng mặt… đến yếu chi, khó thở, rối loạn nhịp tim, hôn mê, co giật, thậm chí có thể tử vong. Lời khuyên của bác sĩ là không nên lạm dụng củ dền.
Củ cải trắng
Cung cấp đường, chất xơ và một số vitamin, tuy nhiên củ cải trắng lại có chứa cả độc tố furocoumarins. Chất này chứa nhiều trong vỏ củ cải trắng, nếu ăn phải sẽ gây ra đau dạ dày, rát bỏng trên da và nổi mề đay ở mặt, đùi.
Một trong những cách hóa giải độc chất trong củ cải trắng hữu hiệu đó là gọt vỏ thật kỹ sau đó nấu thật chín.
Cà pháo
Cà pháo thường có vị ngọt, tính hàn, có chứa một số loại vitami E, P và một số khoáng chất như photpho, magie, kali, tuy nhiên loại quả này cũng ẩn chứa độc tố.
Cà pháo, nhất là loại cà pháo xanh có lượng solanin cao gấp 5 – 10 lần so với mức an toàn khi tiếp xúc với cơ thể. Do đó, việc sử dụng cà không đúng cách, thường ăn cà sống, cà xanh, chưa chín kỹ sẽ không tốt cho sức khỏe.
Solanin là độc tố có hại. Những quả cà pháo xanh chứa lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Với liều lượng thấp (chừng vài mươi quả), nhiều cơ địa đã có thể gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh.
Một số thực phẩm khác dễ gây ngộ độc
Rau muống
Rau muống là loại rau đứng đầu về nguy cơ nhiễm độc chì trong tất cả các loại rau ăn lá. Nguyên nhân là trong quá trình trồng, rau muống thường bị phun nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. Trẻ em ăn nhiều ra muống sẽ có nguy cơ bị ngộ độc chì như nôn mửa, co giật, ảnh hưởng tới trí não của trẻ. Các loại rau muống nhiễm chì thường có thân to hơn bình thường, lá màu xanh đen do hấp thụ nhiều kim loại nặng, sau khi luộc, rau có màu xanh nhạt, khi nguội thì nước chuyển sang màu xanh đen và có kết tủa đen.
Trứng sống
Trứng hoặc các thực phẩm chứa trứng sống có nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm salmonella. Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc xảy ra bạn nên nấu chín trứng trước khi ăn. Trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella dễ dàng lây lan nhiều nơi. Bạn cũng nên rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với trứng.
Gừng héo
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt. Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Nguồn: Phunutoday
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…