Categories: Dinh dưỡng

Gãy xương sau 2 giờ không xử lý có thể phải cưa chi

Gãy xương là tai nạn thường gặp song nếu không phát hiện kịp thời, nguy cơ hoại tử do tắc động mạch rất cao.

Tiến sĩ Võ Xuân Sơn, nguyên bác sĩ phẫu thuật thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, cho hay thông thường nguyên nhân dẫn đến việc người bệnh bị cưa một phần chân, tay không phải vì gãy xương mà do tắc mạch máu.

Khi gặp chấn thương, mạch máu nuôi (động mạch) bị thương tổn, sau một thời gian máu đông sẽ làm tắc mạch. Điều này rất nguy hiểm bởi chỉ cần không có máu nuôi trong vòng 2 giờ vị trí chấn thương sẽ bị hoại tử, phải cưa bỏ.

Còn trật khớp là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương làm cho các mặt khớp bị lệch lạc. Tổn thương nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào mức độ di lệch của đầu xương và mạch nuôi từng khớp. Riêng trật khớp gối có thể gây tổn thương mạch khoeo.

Anh Lâm bị đoạn chân do bác sĩ chẩn đoán nhầm. Ảnh: Huỳnh Hải.

Theo TS Sơn, chấn thương không gây thương tổn động mạch, nhưng thương tổn cơ, gây chảy máu có thể tạo khối máu tụ chèn ép mạch máu.

Trong trường hợp động mạch không sao nhưng có cục máu đông từ chỗ dập cơ hoặc từ bất kỳ vị trí nào (nếu gãy xương thì có thể là mỡ, nếu vết thương hở có thể là không khí) chui vào làm tắc lòng động mạch.

“Chỉ 2 giờ sau khi tắc động mạch hoàn toàn là khả năng đoạn chi sẽ rất cao”, TS Sơn cho hay.

Về sự việc bệnh nhân Lê Hoàng Lâm (27 tuổi, ngụ Long An) bị chẩn đoán nhầm chỉ bị chấn thương phần mềm, không tiếp nhận điều trị dẫn đến việc hoại tử và đoạn chi, TS Sơn cho rằng, với tất cả các chấn thương, chỉ cần chụp X-quang thì sẽ biết có gãy xương hay không. “BS chỉnh hình thì không thể không biết gãy xương được, kể cả không có X-quang”, TS Sơn cho hay.

Với trường hợp gãy xương, tuỳ theo mức độ, bác sĩ sẽ có chỉ định nẹp, bó bột, mổ kết hợp xương hoặc mổ đóng đinh. Riêng bệnh nhân bị gãy xương ở vị trí không phải chịu lực, chỉ cần dán băng keo, treo tay, thậm chí không làm gì.

Khoảng 18h ngày 21/6, anh Lê Hoàng Lâm (27 tuổi, ngụ phường 6, xã Lợi Bình Nhơn, TP Tân An, Long An) điều khiển xe máy lên xã Bình Hiệp (Mộc Hóa, Long An) để giữ rẫy dưa thì bị té, chân phải đập mạnh vào gốc cây ven đường.

Sau đó anh được người dân chở đến Bệnh viện Mộc Hóa cấp cứu. Xác định đây là ca nặng nên sau khi sơ cứu, bệnh viện đã chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Long An. Lúc này chân anh Lâm ngày càng sưng to và đau hơn nên gia đình quyết định chuyển lên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM.

Bác sĩ Trần Chí Khôi khám và chỉ định chụp X-quang kiểm tra. Bác sĩ xem qua kết quả chụp phim rồi cho biết chỉ bị bong gân. Sau đó, bác sĩ kê toa thuốc cho xuất viện, hẹn tuần sau lên tái khám.

Về nhà được 3 ngày thì tình hình càng trở nặng, nên gia đình đưa lên lại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình kiểm tra lại. Sau khi xem lại kết quả chụp phim, bác sĩ trực nói: “Ca bệnh này nguy hiểm, cần phải nhập viện theo dõi từ 36 đến 72 giờ, sao lại cho bệnh nhân về?”. Sau đó, bệnh viện đã họp và chuyển anh Lâm sang Bệnh viện Chợ Rẫy.

Sáng 25/6, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chẩn đoán anh Lâm bị hoại tử bàn chân phải, tắc động mạch kheo phải, chấn thương gối phải. Phương pháp điều trị: phẫu thuật cắt cụt 1/3 dưới đùi phải.

Hà Quyên
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

15 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

15 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago