Categories: Hỏi đáp y học

Gan đang bị “đầu độc”, bạn có biết?

Gan là cơ quan lớn nhất và cũng là cỗ máy chuyển hóa kỳ diệu nhất trong cơ thể con người. Gan đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa, điều phối, giải độc.

Vì thế, khi gan bị tổn thương và nhiễm bệnh, các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng và dễ dàng nhiễm bệnh.

Nghìn lẻ một nguyên nhân

Gan được ví như một nhà máy lọc và tinh chế với vai trò chính yếu trong việc loại bỏ ra khỏi máu các sản phẩm độc hại sinh ra từ ruột hay nội sinh (do cơ thể tạo ra). Đồng thời, gan chuyển đổi chúng thành những chất mà cơ thể có thể loại bỏ dễ dàng. Bên cạnh đó, gan cũng tạo ra mật, một chất dịch màu nâu hơi xanh lục cần thiết cho sự tiêu hóa (đặc biệt là tiêu hóa các loại lipid, dầu mỡ).

Gan quan trọng là thế, nhưng đôi khi con người lại không biết cách bảo vệ nó. Trên thực tế, còn một số quan niệm sai lầm cho rằng, chỉ có bia rượu mới gây nguy hại cho gan. Vậy nhưng, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bia rượu và thuốc lá mới chỉ là nguyên nhân nguy hại đứng thứ hai gây nhiễm bệnh cho gan. Nguyên nhân hàng đầu là do các tác nhân bên ngoài, trong đó, đầu tiên phải kể đến là do siêu vi trùng hay do các virus gây viêm gan như A, B, C, D, E… Thường gặp và nguy hiểm nhất là viêm gan B do virus HBV gây ra, đây là một “sát thủ thầm lặng” vì đa số những người bị nhiễm viêm gan B không biết là mình bị nhiễm và có thể vô tình lây lan qua nhiều người bằng nhiều đường khác nhau.

Ngoài ra, gan cũng có thể bị “đầu độc” bởi các loại thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh khác nhau như lao, viêm… hay do sử dụng các loại thực phẩm không an toàn. Bởi gan thực hiện nhiều chức năng cần thiết liên quan đến quá trình tiêu hóa, chuyển hóa, miễn dịch và lưu trữ các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó, sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm, nguồn gốc không rõ ràng, chứa nhiều hóa chất độc hại, thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh… là nguyên nhân “thầm lặng” khiến chức năng gan bị suy giảm.

Việc sử dụng thực phẩm chứa nhiều kim loại nặng như phẩm màu (trong xôi, bánh kem…) hay chế độ thực phẩm dư thừa chất sắt (các loại thịt đỏ…) cũng gây hại cho gan. Một khi gan bị tổn thương thì dễ dẫn đến men gan cao, viêm gan, xơ gan là những bệnh khó tránh khỏi.

Môi trường bị ô nhiễm cũng là “kẻ thù” của gan. Sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi khí thải, chất thải độc hại; làm việc thường phải tiếp xúc với hóa chất, khói thuốc lá…, buộc gan phải “gồng mình” phân giải các chất này. Dưới tác động lâu dài của các yếu tố ô nhiễm, gan phải hoạt động liên tục dẫn đến quá tải, tế bào gan bị tổn thương, chức năng giải độc bị suy giảm.


Gan đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa, điều phối, giải độc. Ảnh minh họa

Giữ cho lá gan khỏe – không khó

BS.CKII. Trần Ngọc Lưu Phương – Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM kể lại một trường hợp điển hình sau: cách đây 10 năm, bác sĩ tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nam bị gan nhiễm mỡ. Đó là một người giáo viên trung niên tầm 40 tuổi. Tìm hiểu bệnh sử, bệnh nhân không hiểu mình nhiễm bệnh do đâu bởi ông sống rất điều độ, không bao giờ biết đến bia rượu hay thuốc lá. Ông thực hiện chế độ ăn uống rất vệ sinh và chuẩn mực, bao nhiêu năm nay tập thể dục đều đặn… lối sinh hoạt chỉn chu của một nhà mô phạm.

Sau nhiều lần trò chuyện, bác sĩ mới “vỡ” ra rằng, gia đình ông giáo có một thói quen rất phổ biến như nhiều gia đình sống ở thành phố là hay để từng thùng nước ngọt, nước giải khát có đường trong nhà và ông giáo cũng quen uống nước ngọt nhiều hơn uống nước thường, nhất là vào mùa hè. Bác sĩ đã cảnh báo bệnh nhân về thói quen nguy hại này. Nhờ vậy mà hiện giờ, ông giáo đã bước qua tuổi 50 với lá gan hoàn toàn khỏe mạnh.

Cũng theo BS. Trần Ngọc Lưu Phương: muốn giữ gìn cho gan cách tốt nhất là sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp giải độc và tăng cường chức năng gan. Không sử dụng rượu bia, kể cả là rượu “xịn” hay đắt tiền… bởi có một số người cho rằng chỉ có các loại bia rượu giả mới gây hại. Đó là quan niệm sai lầm.

Không những thế, việc sử dụng thuốc, dù là tây y hay đông y mà không theo chỉ định của bác sĩ cũng là một cách “ám sát” gan, nhất là các loại kháng sinh, kháng viêm. Rất nhiều người có thói quen nghe lời bạn bè khuyên rằng trước đây cũng bệnh như thế, uống một lần khỏi, khi mắc bệnh tương tự lại tự động ra hiệu thuốc mua uống.

Làm thế nào để phát hiện gan của mình có vấn đề một cách sớm nhất, kịp thời nhất? Để giải đáp thắc mắc trên, BS. Phương cho biết: ở Việt Nam, viêm gan do virus chiếm tỉ lệ rất cao, do vậy, việc chủng ngừa cho trẻ sơ sinh là việc đầu tiên mà bậc làm cha mẹ cần quan tâm thực hiện. Tối thiểu đến năm 18 tuổi, cần có một lần xét nghiệm tổng quát, trong đó tất nhiên cần kiểm tra chức năng gan nhằm phát hiện sớm các triệu chứng để phòng ngừa.

Dù bạn nghĩ rằng cơ thể mình hoàn toàn khỏe mạnh thì đến trước 35 – 40 tuổi, bạn cũng cần thêm một lần kiểm tra nữa để đảm bảo cho sức khỏe nói chung và sức khỏe gan nói riêng.

Nguồn: Afamily

adminyhoc

Recent Posts

Mũi má ửng đỏ có thể là dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ

Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…

2 days ago

Nhận biết mùi hơi thở cảnh báo bệnh gan

Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…

2 days ago

Đốm đỏ trên mặt đề phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Khuôn mặt mỗi người mang những nét đặc trưng riêng phản ánh tính cách và…

2 days ago

Giải pháp loại bỏ chứng ợ hơi liên tục do SIBO

Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…

5 days ago

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

6 days ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

6 days ago